Mỹ ‘đốt' bao nhiêu tiền khi không kích Syria?

17/04/2018 22:11 GMT+7

Dù vẫn chưa rõ tổng chi phí là bao nhiều, nhưng tất nhiên vụ không kích Syria do Mỹ dẫn đầu hôm 14.4 làm tiêu tốn không ít tiền đóng thuế của người dân nước này, theo phân tích của Đài CNBC hôm 16.4.

So với cuộc không kích Syria hồi năm ngoái, chiến dịch kéo dài gần 1 giờ đồng hồ hôm 14.4 cho thấy sự gia tăng gấp đôi về quy mô vũ khí, với tổng cộng 105 quả tên lửa phóng vào các mục tiêu trên đất Syria.
Hồi tháng 3 năm ngoái, quận đôi Mỹ theo lệnh của Tổng thống Donald Trump phóng 59 tên lửa Tomahawk từ các khu trục hạm USS Porter và USS Ross ở phía đông Địa Trung Hải.
B-1B Lancer và đội bay tại căn cứ Al Udeid, Qatar Reuters
Năm nay, lực lượng Mỹ khai hỏa tổng cộng 66 tên lửa hành trình Tomahawk vào rạng sáng 14.4 (giờ địa phương), tốn 92,4 triệu USD cho nhóm này,
Với chi phí ước tính 1,4 triệu USD, tên lửa Tomahawk do nhà thầu Raytheon sản xuất có tầm bắn dao động từ 1.280 đến 2.500 km, và có thể được triển khai cho hơn 140 tàu chiến và tàu ngầm của hải quân Mỹ. Điều khiến Tomahawk đặc biệt uy lực là có thể mang theo đầu đạn tương đương 500 kg TNT và điều chỉnh hướng trong khi bay đến mục tiêu.
Đó là lý do Tomahawk là loại vũ khí được “các tổng thống Mỹ tìm đến đầu tiên trong cuộc khủng hoảng”, theo đài CNBC dẫn lời chuyên gia Thomas Karako, giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) trụ sở Washington.
Tomahawk đã được triển khai hơn 2.300 lần kể từ khi biên chế cho hải quân Mỹ từ thập niên 1980. Nó có chiều dài 5,56m (chưa gắn bộ phận phóng), di chuyển với tốc độ ngang ngửa máy bay thương mại (880 km/giờ), mang theo đầu đạn gần nửa tấn dễ dàng nuốt trọng quãng đường từ TP.Hồ Chí Minh đến Hà Nội.
Bên cạnh đó, tên lửa không đối đất tầm bắn mở rộng JASSM-ER của Lockheed Martin lần đầu tiên tham chiến tại Syria, được khai hỏa từ máy bay ném bom B-1B Lancer.
Tên lửa tàng hình JASSM-ER của Lockheed Martin Lockheed Martin
Dòng tên lửa tàng hình tầm xa có tầm tấn công hơn 800 km, độ chính xác trong vòng 3m, với chi phí ước tính 1,4 triệu USD/quả, theo báo cáo của Văn phòng Kiểm soát Chính phủ Mỹ (GAO). Nếu như vậy, tổng chi phí cho 19 quả tên lửa này là 26,6 triệu USD.
Kế đến, không quân Mỹ triển khai bộ đôi oanh tạc cơ B-1B Lancer, một trong những đời máy bay ném bom chiến lược tối tân nhất thế giới. Để xứng tầm hiện đại, B-1B lại tiêu tốn 70.000 USD cho mỗi giờ vận hành. Hiện vẫn chưa rõ hai chiếc Lancer này được điều động từ căn cứ nào khi chúng xuất hiện trên bầu trời Qatar (cụ thể là trên căn cứ không quân Al Udeid).
Bộ Quốc phòng Mỹ công bố cảnh máy bay KC-135 tiếp dầu do B-1B Lancer trong khuôn khổ chiến dịch không kích Syria Reuters
Chiến dịch không kích Syria còn có sự tham gia của các máy bay tiếp dầu trên không KC-135 cho B-1B, máy bay trinh sát, chiến đấu cơ tháp tùng các oanh tạc cơ đến vị trí khai hỏa.
Như vậy, nếu chưa tính các chi phí khác, chỉ riêng phí tổn bắn tên lửa đã lên đến 119 triệu USD trong một giờ chiến dịch.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.