Nguy cơ bùng nổ cuộc chiến vì nước giữa Trung Quốc và Ấn Độ

22/02/2021 18:58 GMT+7

Trung Quốc lên kế hoạch xây đập ở sông Yarlung Zangbao có nguy cơ châm ngòi cuộc xung đột với Ấn Độ ở hạ lưu.

Căng thẳng Trung Quốc-Ấn Độ có thể chuyển hướng từ khu vực biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya sang dòng nước chảy từ dãy núi cao nhất thế giới này, theo trang Asia Times.
Nguy cơ xung đột xuất phát từ việc Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng một con đập lớn trên sông Yarlung Zangbo, chảy qua Tây Tạng và trở thành sông Brahmaputra khi vào Ấn Độ.
Tuy chính quyền Trung Quốc không công bố thông tin chi tiết nhưng truyền thông địa phương cho rằng đập Yarlung Zangbo có quy mô lớn hơp đập Tam Hiệp khổng lồ trên sông Dương Tử và tạo ra lượng điện cao gấp 3 lần. Dự án này được đề cập trong bản kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (2021-2025) của chính quyền Trung Quốc.

Đập Cảnh Hồng của Trung Quốc ở tỉnh Vân Nam, thượng nguồn sông Mê Kông

Reuters

Theo Asia Times, Trung Quốc có nguy cơ tiến hành dự án đập Yarlung Zangbao mà không hề tham vấn hoặc ký kết bất kỳ thỏa thuận nào về chia sẻ nguồn nước sông với phía Ấn Độ hoặc Bangladesh ở hạ nguồn.
Giới chuyên gia lo ngại Trung Quốc định dùng đập Yarlung Zangbao để kiểm soát dòng chảy, gây áp lực với các nước hạ lưu, tương tự như Bắc Kinh đã làm với dòng sông Mê Kông.
Kể từ vụ đụng độ chết người hồi tháng 6.2020, trong đó 20 binh sĩ Ấn Độ và một số lính Trung Quốc thiệt mạng ở khu vực biên giới tranh chấp, người dân Ấn Độ ngày càng bức xúc trước dự án thủy điện của Trung Quốc.

Ấn Độ, Trung Quốc rút quân khỏi khu vực xung đột ở biên giới

Truyền thông Ấn Độ và hàng loạt tổ chức như Trung tâm Nghiên cứu Chính sách (trụ sở tại thủ đô New Delhi) đã cảnh báo đập Yarlung Zangbo sẽ hủy hoại sinh kế của người dân ở khu vực hạ lưu.
Các chuyên gia cảnh báo nếu Trung Quốc tiến hành dự án đập Yarlung Zangbo và căng thẳng tiếp tục leo thang ở khu vực biên giới tranh chấp thì điều này có nguy cơ dẫn đến xung đột như chiến tranh năm 1962.
Mặt khác, dù duy trì quan hệ thân thiện với Trung Quốc nhưng Bangladesh cũng đã chứng kiến làn sóng người dân biểu tình phản đối dự án đập Yarlung Zangbao, theo Reuters.
Trong bài viết mới đây trên tờ Hoàn cầu Thời báo, ông Tiền Phong, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tại Viện Chiến lược Quốc gia trực thuộc Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cho rằng: “Dư luận Ấn Độ về vấn đề biên giới sẽ được thay thế bằng Trung Quốc ưu tiên cung cấp vắc xin Covid-19”.
"Nhìn chung, thái độ chống lại Trung Quốc trong xã hội Ấn Độ sẽ tiếp tục gia tăng vì một số phương tiện truyền thông và chính trị gia Ấn Độ liên tục thổi phồng mối đe dọa Trung Quốc”, ông Tiền nói. Ông Tiền còn ngang ngược cho rằng chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Modi Narendra kích ngòi làn sóng giận dữ của công chúng nhắm vào Trung Quốc.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.