Nguyệt thực toàn phần ngắn nhất thế kỷ diễn ra ngày 4.4

02/04/2015 23:31 GMT+7

(TNO) Các nhà thiên văn ở Tây Bắc nước Mỹ cho biết hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài gần 5 phút sẽ diễn ra vào rạng sáng thứ bảy 4.4 này, CNN đưa tin.

(TNO) Các nhà thiên văn ở Tây Bắc nước Mỹ cho biết hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài gần 5 phút sẽ diễn ra vào rạng sáng thứ bảy 4.4 này, CNN đưa tin.

"Mặt Trăng máu" ngày 15.4.2014 - Ảnh: AFP
Theo múi giờ Thái Bình Dương, nguyệt thực sẽ bắt đầu lúc 3 giờ 16 phút sáng (khoảng 17 giờ 15 phút giờ Việt Nam). Khi đó Mặt trăng sẽ bắt đầu đi vào vùng bóng tối của Trái đất và bị “nuốt chửng” vào khoảng 4 giờ 58 phút (18 giờ 57 phút giờ Việt Nam).
Đây được xem là nguyệt thực ngắn nhất thế kỷ với thời gian diễn ra chỉ vỏn vẹn 4 phút 43 giây. Nơi quan sát hiện tượng này lí tưởng nhất là phía Tây dòng Mississippi. Tuy vậy, mặt trời mọc sẽ ảnh hưởng đến việc quan sát ở khu vực biển Đông.
Nhiều nơi ở Nam Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc và Nga sẽ có thể nhìn thấy được nguyệt thực, tuy vậy ở Greenland, Iceland, châu Âu, châu Phi và Trung Đông lại không có được “may mắn” này.
Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi lần lượt Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng cùng nằm trên 1 đường thẳng trong không gian. Khi Mặt trăng di chuyển sâu hơn vào vùng bóng tối của Trái đất, ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt trăng sẽ có màu đỏ đồng. Đây còn được gọi là hiện tượng Mặt trăng máu.
 
Các giai đoạn của Mặt trăng khi diễn ra nguyệt thực toàn phần - Ảnh: AFP
NASA cho biết hiện tượng nguyệt thực xảy ra ít nhất 2 lần 1 năm. Năm ngoái nguyệt thực diễn ra vào tháng 4 và tháng 9. Năm nay lần thứ nhất sẽ vào thứ Bảy 4.4 này và lần thứ 2 vào ngày 28.9 tới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.