Obama - Tập Cận Bình: Đồng thuận nhỏ, bất hòa lớn

01/04/2016 07:43 GMT+7

Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp nhau nhiều lần nhưng cuộc gặp lần này không dễ dàng chút nào bởi giữa Mỹ và Trung Quốc hiện đồng thuận thì nhỏ trong khi bất hòa lại lớn

Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp nhau nhiều lần nhưng cuộc gặp lần này không dễ dàng chút nào bởi giữa Mỹ và Trung Quốc hiện đồng thuận thì nhỏ trong khi bất hòa lại lớn

Ông Obama và ông Tập trong cuộc gặp tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cuối năm 2014 - Ảnh: AFPÔng Obama và ông Tập trong cuộc gặp tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cuối năm 2014 - Ảnh: AFP
Bên lề hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân được tổ chức ở Washington có cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cuộc gặp tay ba giữa ông Obama với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Đó cũng là những cuộc tiếp xúc duy nhất của ông Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh này. Như thế đủ để thấy những chuyện ở khu vực Đông Á buộc ông Obama phải quan tâm và coi trọng như thế nào.
Ông Obama và ông Tập đã gặp nhau nhiều lần nhưng cuộc gặp lần này không dễ dàng chút nào bởi giữa Mỹ và Trung Quốc hiện đồng thuận thì nhỏ trong khi bất hòa lại lớn. Việc Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm hạt nhân và tên lửa đã buộc Mỹ và Trung Quốc phải tìm đến sự đồng thuận quan điểm là phải siết chặt hơn nữa những biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng. Vì thế, họ đã cùng nhau đưa ra HĐBA LHQ dự thảo nghị quyết mới về Triều Tiên. Nhưng sự đồng thuận quan điểm dừng lại ở đó.
Ông Obama sẽ thúc ép Trung Quốc thực hiện đầy đủ nghị quyết nói trên để phân rẽ Trung Quốc với Triều Tiên và để nghị quyết mới được thực thi thực sự hiệu quả. Nếu muốn Mỹ cùng với Hàn Quốc và Nhật Bản không tăng cường vũ trang ở khu vực thì Trung Quốc phải gia tăng áp lực đối với Triều Tiên.
Còn ông Tập sẽ thúc ép Mỹ chấp nhận đàm phán với Triều Tiên để Trung Quốc bớt khó xử và duy trì được ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng.
Mối bất hòa còn lớn hơn liên quan đến tình hình chính trị an ninh ở khu vực Biển Đông. Nó mang tính nguyên tắc và chiến lược lâu dài, cọ xát lợi ích riêng và ảnh hưởng ở khu vực nên bất hòa dễ gia tăng trong khi đồng thuận rất khó gây dựng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.