Phân tử hữu cơ trên bề mặt sao Hỏa hé lộ manh mối của sự sống đã biến mất?

06/03/2020 14:34 GMT+7

Tàu thăm dò của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Curiosity vừa xúc được mẫu đất chứa những hợp chất hữu cơ vô cùng thú vị trên bề mặt sao Hỏa, hứa hẹn mang đến manh mối về sự sống trên bề mặt sao Hỏa.

Curiosity, kích thước cỡ ô tô, vẫn di chuyển tới lui tại hõm chảo Gale trên bề mặt của hành tinh đỏ suốt 7 năm qua. Trong thời gian này, tàu thăm dò đã chuyển nhiều hình ảnh về trung tâm điều khiển sứ mệnh sao Hỏa của NASA.
Tuy nhiên, việc tìm được các hợp chất hữu cơ, được gọi là thiophene, có lẽ là phát hiện quan trọng nhất của Curiosity từ trước đến nay.
Trên đất Trái đất, thiophene được tìm thấy trong than đá, dầu thô và kỳ lạ hơn nữa là có trong nấm cục trắng, loại nấm đắt nhất thế giới.
Trong báo cáo mới, giáo sư Dirk Schulze-Makuch của Đại học bang Washington (Mỹ) và tiến sĩ Jacob Heinz của Đại học Kỹ thuật Berlin (Đức) đã đưa ra kết luận rằng sự xuất hiện của thiophene trên sao Hỏa cho thấy có lẽ hành tinh đỏ từng tồn tại sự sống vào giai đoạn sơ khai của nó.
Hai nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng vi khuẩn cổ đại, có thể đã xuất hiện cách đây hơn 3 tỉ năm, thời điểm sao Hỏa còn ấm và ẩm ướt hơn hiện nay, đã thúc đẩy quá trình sinh học tạo ra thiophene .
Tuy nhiên, họ cũng không loại trừ khả năng thiophene được các thiên thạch mang đến hành tinh đỏ.

[VIDEO] Xây nhà bằng vật liệu tìm thấy trên sao hỏa

Trong một diễn biến liên quan, NASA hôm 5.3 đã công bố tên cho tàu thăm dò sao Hỏa năm 2020. Đó là Perseverance.
Perseverance sẽ là thiết bị thăm dò thứ 5 theo sau Sojourner, Spirit, Opportunity và Curiosity.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.