Điều này có nghĩa chính phủ Anh không thể kích hoạt Điều khoản 50 của Hiệp ước Lisbon về việc một thành viên Liên minh châu Âu (EU) rời khỏi tổ chức này.
“Nguyên tắc căn bản nhất trong Hiến pháp của Vương quốc Anh là Quốc hội có quyền tối cao và có thể tạo ra cũng như hủy bỏ bất kỳ điều luật nào mà họ lựa chọn”, Reuters dẫn lời Chánh án Toà cấp cao (High Court) John Thomas.
tin liên quan
Họa vô đơn chí cho nước Anh sau Brexit
Nhiệm vụ trước mắt của nội các mới dưới quyền bà Theresa May là nhanh chóng ổn định tình hình, chuẩn bị cho các cuộc đàm phán sau khi kích hoạt Điều khoản 50 để bắt đầu quá trình rời khỏi EU. Tuy nhiên phán quyết của Tòa cấp cao hôm 3.11 sẽ là cản trở lớn cho bà May.
Trên thực tế, Quốc hội Anh hoàn toàn có quyền ngăn cản Brexit, nhưng không thể làm điều này trong bối cảnh đó đã là “sự lựa chọn của người Anh” tính trên phần trăm cử tri trong cuộc trưng cầu nêu trên.
Tuy nhiên, phán quyết vừa qua của Tòa cấp cao đang khiến nhiều người ủng hộ Brexit lo lắng. BBC dẫn lời lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn thúc giục chính phủ “trình ngay các điều khoản thỏa thuận lên Quốc hội”, nhấn mạnh rằng “tất cả phải được thực hiện minh bạch, đáng tin cậy trước Quốc hội về các điều khoản Brexit”.
Trong khi đó, lãnh đạo đảng UKIP Nigel Farage - một trong những nhân vật góp công lớn trong phe Brexit, nói rằng ông đang lo sợ “sự phản bội” từ 51,9% số cử tri đã bỏ phiếu rời EU trước đây, đồng thời lo ngại rằng sẽ có một tình trạng “nửa Brexit”.
Các thẩm phán nói rằng chính phủ có quyền kháng cáo lên Tòa án Tối cao, cơ quan xét xử cao nhất của Vương quốc Anh, và phiên điều trần dự kiến diễn ra vào ngày 5 đến 8.12.
Bình luận (0)