Bà Sturgeon vẫn đưa ra đề nghị bất chấp tuyên bố trước đó của London rằng sẽ không chấp nhận cuộc trưng cầu của chính quyền Edinburgh.
Tháng 9.2014, Scotland từng tổ chức trưng cầu với chủ đề tương tự và tỷ lệ những người chọn ở lại Anh đã nhỉnh hơn (52% so với 48%). Tuy nhiên, kết quả này đang có chiều hướng đảo ngược sau khi Anh quyết định rời EU (Brexit), trong khi có đến 55% dân số Scotland chọn ở lại liên minh.
tin liên quan
Scotland đòi trưng cầu dân ý rời Anh lần 2Quốc hội Scotland ngày 28.3 bật đèn xanh cho Thủ hiến Nicola Sturgeon thương lượng với chính quyền Anh để tiến hành cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi Anh.
Bên cạnh đó, tiến trình Brexit đã chính thức được kích hoạt và dự kiến kéo dài khoảng 2 năm với những cuộc đàm phán phức tạp.
Ngày 31.3, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk gửi cho lãnh đạo các thành viên 27 EU bộ tài liệu nêu các nguyên tắc định hướng cho cuộc đàm phán với Anh, theo tờ Le Monde. Dựa trên tài liệu này, từng nước sẽ có đề xuất để bổ sung hoặc chỉnh sửa chi tiết nhưng những nội dung chính sẽ được giữ nguyên.
Cụ thể, EU muốn điều đình theo từng giai đoạn và sẽ không đàm phán hiệp ước tự do thương mại với Anh trước khi hoàn tất Brexit. Ngoài ra, EU khẳng định chỉ chấp nhận để Anh tham gia thị trường chung “với quyền bị hạn chế” nếu nước này tiếp tục chấp nhận quyền tài phán của Tòa án châu Âu. Đây là điều mà những chính trị gia ủng hộ Brexit rất phản đối.
Bên cạnh đó, theo EU, quan hệ tương lai với London chỉ có thể bền vững nếu đảm bảo các nguyên tắc về “thuế, xã hội và môi trường”. Nhiều nước châu Âu lo ngại sau khi rút khỏi liên minh, để bù lại việc không còn được xem là cửa ngõ vào thị trường chung, Anh sẽ đưa ra chế độ thuế ưu đãi và trở thành một “thiên đường thuế” mới.
Bình luận (0)