Điều này cho thấy Washington đang phải đối mặt với một khó khăn lớn bởi dù là siêu cường thì Mỹ không thể tự thân giải quyết mọi thứ. Một mặt, Mỹ phải so kè với sự trỗi dậy của Trung Quốc, một mặt lại phải cần Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên.
Kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Singapore, Washington vẫn theo đuổi chiến lược duy trì “áp lực tối đa” về kinh tế và ngoại giao nhằm vào Bình Nhưỡng. Tất cả nhằm khiến Triều Tiên thực thi yêu cầu của Mỹ. Chiến lược này tạo một số hiệu quả cho Washington khi nhiều thông tin tiết lộ Bình Nhưỡng đang gặp khó khăn, có thể sớm hết dự trữ ngoại hối.
Thế nhưng, 90% lượng hàng xuất khẩu của Triều Tiên đi qua ngả Trung Quốc, nên Washington muốn chiến lược trên thực sự hiệu quả thì cần được Bắc Kinh hỗ trợ. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ phải dựa vào đối thủ là Trung Quốc. Như vậy, chính quyền của Tổng thống Donald Trump giờ đây đứng trước việc phải lựa chọn 1 trong 2 con đường: ngăn chặn hiệu quả chương trình hạt nhân của Triều Tiên; hay tiếp tục “ăn thua” với Trung Quốc trong cuộc xung đột thương mại đang căng thẳng.
TS Harry J.Kazianis
(Tổng biên tập The National Interest - Giám đốc nghiên cứu quốc phòng của Trung tâm lợi ích quốc gia Mỹ)
(Tổng biên tập The National Interest - Giám đốc nghiên cứu quốc phòng của Trung tâm lợi ích quốc gia Mỹ)
Bình luận (0)