Xe

Thấy gì từ chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam?

Ngọc Mai
Ngọc Mai
05/03/2020 18:05 GMT+7

Chuyên gia đánh giá chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt tới Việt Nam vừa cho thấy sự phát triển trong quan hệ hai nước, đồng thời thể hiện chính sách của Mỹ tại khu vực.

Ngày 5.3, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ đã ghé Đà Nẵng, trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 5-9/3. Nhóm tàu thăm Việt Nam gồm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tuần dương hạm Bunker Hill.
Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 5.3, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết đây là chuyến thăm thông thường của một đoàn tàu sân bay Mỹ, trong khuôn khổ hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh hợp tác và phát triển ở khu vực.
Trả lời phỏng vấn Thanh Niên, tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, Giám đốc trung tâm nghiên cứu quốc tế - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, chia sẻ một số góc nhìn từ chuyến thăm Đà Nẵng của tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt.

Còn nhiều dư địa để phát triển

Theo tiến sĩ Trung, chuyến thăm lần thứ 2 của một tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam trong vòng 2 năm qua thể hiện sự tiếp nối trong chính sách nhất quán của hai chính phủ Việt Nam và Mỹ là tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn.
"Hợp tác song phương quốc phòng giữa hai nước vẫn còn nhiều dư địa để phát triển trong các lĩnh vực về hợp tác hải quân, không quân, thúc đẩy tự do hàng hải, tuần tra bờ biển, đào tạo quân nhân, và giải quyết các hậu quả chiến tranh", tiến sĩ Trung đánh giá.

[VIDEO] Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt vào vịnh Đà Nẵng

Cam kết của Mỹ

Cũng theo chuyên gia này, chuyến thăm này thể hiện cam kết liên tục và lâu dài của Mỹ đối với chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Mỹ muốn thể hiện rằng họ luôn coi trọng mối quan hệ với các quốc gia mà họ coi là đối tác quan trọng để hiện thực hóa tầm nhìn chung về tự do hàng hải trong khu vực. Điều này cũng đươc thể hiện rõ trong Báo cáo mang tên “Một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở: Thúc đẩy một tầm nhìn chung” mà Bộ Quốc phòng Mỹ công bố vào giữa năm 2019.
Theo ông Trung, thông qua chuyến thăm này, Mỹ cũng muốn xóa bỏ các nghi ngờ của các quốc gia trong khu vực về cam kết của Mỹ đối với đảm bảo ổn định trong khu vực. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.