Thêm phương cách và công cụ

08/07/2015 11:04 GMT+7

Tại hội nghị cấp cao lần này ở Ufa (Nga), nhóm BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - sẽ chính thức đưa vào hoạt động 2 thể chế tài chính - tiền tệ riêng là Ngân hàng Phát triển mới và Quỹ dự trữ tiền tệ chung.

Tại hội nghị cấp cao lần này ở Ufa (Nga), nhóm BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - sẽ chính thức đưa vào hoạt động 2 thể chế tài chính - tiền tệ riêng là Ngân hàng Phát triển mới và Quỹ dự trữ tiền tệ chung.

Với 2 thiết chế tài chính - tiền tệ mới, nhóm BRICS, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, có thêm phương cách và công cụ để giảm bớt lệ thuộc và dần cạnh tranh ngang ngửa với WB, IMF và ADB - Ảnh: Reuters

Với mức vốn ban đầu 50 tỉ USD, Ngân hàng Phát triển mới theo đuổi tôn chỉ mục đích là thực hiện những dự án hợp tác phát triển ở các nước thành viên. Quỹ dự trữ tiền tệ chung được thành lập với mức vốn 100 tỉ USD để giúp các thành viên trong trường hợp lâm vào khủng hoảng tài chính.

Những chức năng như thế từ trước tới nay trên thế giới đều do Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đảm nhận. Các nước gặp khủng hoảng muốn được cứu trợ hoặc những nước cần tín dụng để phát triển phải chấp nhận những điều kiện của 3 thiết chế này. Ai cũng biết Mỹ có vai trò chủ đạo trong WB, IMF do đại diện của các nước phát triển ở châu Âu lãnh đạo và ADB do Nhật Bản cầm chịch.
Với 2 thiết chế tài chính - tiền tệ mới, nhóm BRICS, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, có thêm phương cách và công cụ để giảm bớt lệ thuộc và dần cạnh tranh ngang ngửa với WB, IMF và ADB. Trung Quốc đề xướng và thúc đẩy thành lập Ngân hàng Phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) cũng có phần nhằm mục tiêu ấy.
Cả Nga lẫn Ấn Độ, Brazil và Nam Phi đều tham gia sáng lập AIIB. Ngoài ra, chắc chắn Trung Quốc sẽ sử dụng AIIB và Ngân hàng Phát triển mới của BRICS như tay phải và tay trái của mình.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.