Thông điệp đe dọa

09/07/2018 06:00 GMT+7

Từ đầu tháng 7, Trung Quốc chính thức đặt lực lượng hải cảnh dưới sự kiểm soát của Cảnh sát vũ trang nhân dân, trực thuộc Quân ủy Trung ương, thay vì Cục Hải dương quốc gia như trước.

Chưa đầy 5 năm trước, nước này hợp nhất nhiều lực lượng tuần tra trên biển như hải giám, ngư chính… để hình thành nên hải cảnh.
Vì thế, nếu nhìn xuyên suốt thì rõ ràng Bắc Kinh đang muốn thống nhất để quân đội trở thành đầu mối duy nhất trực tiếp kiểm soát mọi lực lượng tuần tra biển.
Bên cạnh đó, lực lượng hải cảnh dù được trang bị vượt trội hơn tàu tuần tra dân sự của nhiều nước, cụ thể là so với nhiều nước Đông Nam Á, nhưng vẫn chưa đủ sức “thắng thế” hoàn toàn. Bằng chứng là ở vùng biển Hoa Đông - nơi Trung Quốc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản, hải cảnh của Trung Quốc chưa đủ sức “so kè” với lực lượng cảnh sát biển đối phương. Hay trên Hoàng Hải, Hàn Quốc cũng điều tàu hải quân ứng phó tàu Trung Quốc. Thậm chí, một số nước Đông Nam Á cũng sẵn sàng tăng cường lực lượng để ứng phó các diễn biến trên biển trước lực lượng của Bắc Kinh.
Chính vì thế, việc đặt hải cảnh trực thuộc Cảnh sát vũ trang giúp Trung Quốc có thể hợp thức hóa việc điều động tàu chiến song hành cùng tàu hải cảnh ở vùng biển trong khu vực. Bằng cách này, Bắc Kinh muốn gửi đi thông điệp mang tính đe dọa là sẵn sàng leo thang căng thẳng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.