Giới chức Bộ Quốc phòng cũng xác nhận số máy bay này được giao vào cuối tháng 12.2016, thay vì vào năm 2017 như truyền thông Nga loan tin.
Giới chuyên gia nhận định việc Moscow vẫn quyết định bán Su-35 cho Bắc Kinh bất chấp các lo ngại về sao chép công nghệ cho thấy quan hệ song phương đang trong giai đoạn hợp tác rất tốt đẹp.
Trong khi đó, theo website 81.cn của quân đội Trung Quốc, Nga muốn hoàn tất hợp đồng sớm vì sợ Su-35 “sẽ mất giá trong tương lai gần” sau khi Trung Quốc đưa vào biên chế chiến đấu cơ tàng hình nội địa J-20.
Mặt khác, chuyên san Defense News dẫn lời chuyên gia Andreas Rupprecht nhận định một trong những lý do Trung Quốc muốn sở hữu Su-35 là nhằm thu thập công nghệ động cơ hiện đại để áp dụng cho các đời chiến đấu cơ tự sản xuất.
Ngược lại, theo thiếu tướng về hưu Evgeny Buzhinsky của Nga, động cơ Su-35 rất khó “nhái” vì nếu không tháo tung hết mọi bộ phận thì không thể tiếp cận phần lõi bên trong. Ông Buzhinsky cũng cho rằng theo thông lệ bất thành văn lâu nay, phiên bản Su-35 xuất khẩu không thể sánh với phiên bản dành cho không quân Nga.
Trong một diễn biến khác, Yonhap ngày 10.1 đưa tin khoảng 10 máy bay quân sự Trung Quốc, gồm cả oanh tạc cơ và máy bay cảnh báo sớm, bay vào Vùng nhận diện phòng không của Hàn Quốc từ 10 giờ đến 15 giờ ngày 9.1. Hàn Quốc lập tức triển khai 10 chiến đấu cơ F-15K và KF-16 đến khu vực để gửi thông điệp cảnh báo.
Cùng ngày, 6 máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc lượn xung quanh eo biển Tsushima, tây nam Nhật Bản, theo Đài NHK. Tuy số máy bay này không xâm phạm không phận nhưng Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật cũng điều động chiến đấu cơ theo dõi.
tin liên quan
Nhật điều chiến đấu cơ theo dõi 6 máy bay ném bom Trung QuốcNhật Bản đã triển khai chiến đấu cơ ứng phó khi 8 máy bay quân sự của Trung Quốc, trong đó có 6 oanh tạc cơ H-6 bay qua eo biển Tsushima phía tây nam Nhật Bản vào ngày 9.1.
Bình luận (0)