Hai bước ngoặt trong đời Tổng thống Gadhafi

27/12/2003 20:38 GMT+7

Khi tiếng xích xe tăng của Sư 3 bộ binh Mỹ lăn đến Baghdad cũng là lúc Trưởng cơ quan tình báo Libya - ông Mussa Kussa có cuộc gặp gỡ bí mật với Tony Blair để bàn về việc giải giới vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nguyên do chính: nhà cầm quyền Tripoli e ngại - Tổng thống Moammar Gadhafi sẽ là mục tiêu kế tiếp sau Saddam Hussein.

Bước ngoặt thứ nhất: 27 tuổi trở thành tổng thống

Gadhafi có máu "ghét phương Tây" từ khi còn bé. Ông nội ông bị thực dân Ý giết năm 1911. Ông dành cả tuổi trẻ của mình để học cách giải phóng nhân dân thoát khỏi ách bóc lột của người nước ngoài.
Là con út trong một gia đình nông dân Bedouin di cư từ sa mạc Sirte năm 1942, trong thời gian theo bậc trung học ở Trường Sebha, Gadhafi và bạn bè đã thành lập một nhóm lãnh đạo quân sự, có thể tiếm chiếm quyền kiểm soát đất nước trong tương lai.

Ông là một học sinh cực kỳ nổi tiếng về tài năng, song bị trục xuất năm 1961 vì tội hoạt động chính trị và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Gabal Abdul Nasser - một chính khách Ai Cập lên ghế Tổng thống Ai Cập nhờ tư tưởng thống nhất Ả Rập và bài phương Tây.

Năm 1963, Gadhafi quyết định nối gót Nasser bằng cách gia nhập Học viện Quân sự Benghazi. Nơi đây, ông và một vài người bạn thành lập một lực lượng bí mật với tiêu chí rõ ràng - lật đổ chế độ quân chủ thân phương Tây.

Sau khi tốt nghiệp học viện (1965), ông được cử sang Anh học thêm khóa huấn luyện 1 năm và trở thành sĩ quan trong binh chủng thông tin.

Ngày 1/9/1969, đại tá Gadhafi và lực lượng bí mật của mình đã tiến hành một cuộc đảo chính không đổ máu tại thủ đô Tripoli, lật đổ nhà vua Idris Senussi I và giành quyền kiểm soát hoàn toàn đất

Lịch sử bất hòa Mỹ - Libya
1969: Gadhafi, đeo hàm đại tá, tiếm chiếm quyền lực bằng một cuộc đảo chính lật đổ vua Idris Senussi I.
1981: Mỹ bắn rơi 2 máy bay Libya trên bầu trời vùng vịnh vì tội "dám thách thức chiến đấu cơ Mỹ".
3/1986: Gadhafi kêu gọi các quốc gia Ả Rập tấn công tất cả những nơi có quyền lợi của nước Mỹ sau khi hải quân Libya và Mỹ "đụng độ" nhau tại Mediaterranean.
5/4/1986: Bom nổ tại một sàn nhảy ở Tây Berlin, giết chết 3 người (gồm 2 lính Mỹ) và làm bị thương 200 người khác. Tất cả chứng cứ  đều hướng về chính quyền Libya.
15/4/1986: Mỹ cho máy bay oanh tạc các căn cứ quân sự, khu dân cư tại Tripoli, Banghazi và nhà riêng của Gadhafi, giết chết 101 người, trong đó có con gái Gadhafi. Mỹ tuyên bố cuộc tấn công trên nhằm trả đũa vụ khủng bố vũ trường cách đó 10 ngày.
12/1988: Bom nổ tung chiếc chuyên cơ Pan Am Flight 103 trên bầu trời Lockerbie, Scotland, giết chết 270 người.
1992: LHQ ra lệnh cấm vận Libya nhằm gây sức ép buộc nước này dẫn độ 2 công dân Libya tình nghi liên quan đến vụ đánh bom chuyến bay trên.
1999: Những kẻ tình nghi đánh bom Pan Am Flight 103 được dẫn độ sang xử ở một tòa án Hà Lan, theo luật Scotland.
2001: 1 trong 2 kẻ tình nghi xác định là phạm tội, kẻ còn lại được tha bổng.
2002: Libya tuyên bố sẵn sàng bồi thường cho các gia đình nạn nhân vụ nổ máy bay.
8/2003: Libya đạt được thỏa thuận với các gia đình nạn nhân, đồng ý bồi thường 2,7 tỉ USD và sẽ bồi thường thêm khi LHQ bãi bỏ lệnh cấm vận.
19/12/2003: Lybia tuyên bố hủy bỏ tất cả vũ khí hủy diệt hàng loạt nhằm cải thiện mối quan hệ với phương Tây. Tổng thống Mỹ G.Bush hoan nghênh động thái này.

nước Libya chỉ trong vài ngày. Năm đó, Gadhafi mới 27 tuổi. Tuy nhiên, phải đến tháng 1/1970 ông mới thâu tóm toàn bộ quyền hành sau khi giải quyết ổn thỏa cuộc tranh chấp với các sĩ quan khác trong cuộc đảo chính.

Vị tổng thống "bạo miệng" nhất, nhì thế giới

Từ thời Ronald Reagan, Washington đã "ghim" chính quyền ông Gadhafi vào danh sách "7 quốc gia tài trợ cho khủng bố". Bất đồng giữa  Libya - một quốc gia nhỏ bé vỏn vẹn hơn 5 triệu dân và Mỹ - một siêu cường, bộc phát từ sự kiện năm 1981. Lấy cớ là "dám ngang nhiên thách thức" trên bầu trời vịnh Sidra, chiến đấu cơ Mỹ đã bắn hạ 2 máy bay Libya.

5 năm sau, tuần duyên Mỹ lại tấn công tàu chiến Libya trên biển Mideterranean. Ức lòng, ông Gadhafi kêu gọi các nước Ả Rập  hãy tấn công vào bất cứ nơi nào có quyền lợi nước Mỹ trên toàn thế giới.

Ngày 5/4/1986, một hộp đêm ở Tây Berlin bị nổ bom khủng bố, 2 lính Mỹ thiệt mạng và 200 người khác bị thương. Chứng cứ điều tra đều hướng về phía nhà cầm quyền Libya. 10 ngày sau, Tổng thống Ronald Reagan trả đũa bằng cách ra lệnh oanh tạc các căn cứ quân sự của Libya, nhiều khu dân cư ở Tripoli và Benghazi.

Vụ trả đũa giết chết 101 người, trong đó có một đứa con gái của Gadhafi vừa mới 7 tuổi. Điên tiết, Gadhafi dọa: "Libya đủ khả năng đấm vỡ mũi và hủy diệt hoàn toàn nước Mỹ". Ngày 21/12/1988, chiếc chuyên cơ Pan Am Flight 103 rời London được 38 phút nổ tung ở độ cao 10.300 mét trên bầu trời Lockerbie. 259 hành khách và phi hành đoàn, trong đó có 189 người Mỹ thiệt mạng. Hai công dân Libya Al-Maegrahi và Fhimah, theo Mỹ - là nhân viên tình báo, bị nghi ngờ là thủ phạm chính của  vụ khủng bố. Phía Lybia từ chối không chịu dẫn độ. Mỹ vận động Liên Hiệp Quốc ra lệnh cấm vận.

Tháng 4/1999, Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela và Thái tử Ả Rập Saudi - Abdullah vận động Gadhafi trao Al-Maegrahi và Fhimah cho Tòa án quốc tế ở Hà Lan xét xử theo luật Scotland. Lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc được dỡ bỏ sau khi Al-Maegrahi và Fhimah đến Hà Lan, song lệnh cấm vận của Mỹ vẫn giữ nguyên. Theo Ray Takeyh - chuyên gia kinh tế người Libya tại Học viện Washington, lệnh cấm vận đã khiến Libya thiệt hại 30 tỉ USD vì không xuất khẩu được dầu hỏa và khí đốt.

Có lẽ vì thế, trong lễ kỷ niệm 40 năm ngày đảo chính thành công, ông Gadhafi đã đọc bài diễn văn dài đến 2 tiếng rưỡi, trong đó ông gọi hệ thống chính quyền của Mỹ là "cổ lỗ sĩ và cần phải ném vào sọt rác". Ông bảo các đảng phái ở Anh chỉ là "những câu lạc bộ dành cho những kẻ quý tộc và vua chúa".

"Nước Mỹ làm gì có nền dân chủ... Đó là quốc gia đang chịu sự cai trị của khoảng 400 gia đình đang kiểm soát quyền lực và súng đạn", Gadhafi nói.

Bước ngoặt thứ hai: Trở thành mục tiêu của... khủng bố

Việc Libya tuyên bố sẽ tháo dỡ hoàn toàn vũ khí hủy diệt hàng loạt, mời Liên Hiệp Quốc thanh sát  chương trình hạt nhân khiến cả thế giới sửng sốt. Bắt đầu từ tháng 3/2003, tức đúng vào dịp tiếng xích xe tăng của Sư 3 bộ binh Mỹ lăn về Baghdad, Trưởng cơ quan tình báo Libya - ông Musa Kussa đã bí mật gặp gỡ Thủ tướng Anh Tony Blair để thương thảo các vấn đề trên với mục đích đưa ra là nhằm cải thiện quan hệ với Mỹ và phương Tây.

Không chỉ thế, ông Gadhafi còn khuyến cáo các quốc gia tài trợ khủng bố nên hợp tác với phương Tây. Thực tế, ông Gadhafi thừa hiểu: nếu không khéo, số phận ông cũng sẽ chẳng khác gì vị Tổng thống Iraq. Nhưng,... khi ngả sang phương Tây và Mỹ cũng là lúc Gadhafi trở thành mục tiêu của chính những kẻ khủng bố. Tổng thống Pakistan - ông Musharraf trong 12 ngày đã bị ám sát hụt 2 lần. Và theo thông tin từ Cơ quan Tình báo Canada (CSIS), cú ngoặt đã biến ông Gadhafi trở thành mục tiêu tấn công của mạng lưới khủng bố al-Qaeda, vốn đang muốn thiết lập một nhà nước Hồi giáo tại Libya. Bởi lẽ, quan điểm hiện nay của ông Gadhafi bị coi là "chống lại Hồi giáo".

Theo báo cáo của CSIS, một nhóm vũ trang có tên gọi Lực lượng đấu tranh Hồi giáo Libya (LIFG) đang phát động một cuộc thánh chiến chống lại Gadhafi và đã triển khai rất nhiều nỗ lực để ám sát ông. Chống lại Gadhafi còn có 3 lực lượng vũ trang khác: Lực lượng Hồi giáo tử vì đạo, Lực lượng thánh chiến Libya và Tổ chức đổi mới Hồi giáo.

Ngọc Thịnh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.