Nguồn gốc của dao cạo râu
30.000 năm trước CN, dao cạo râu chủ yếu được làm bằng loại đá lửa. Những bức hoạ trên các hang động cho thấy, con người ngay từ đầu xuất hiện đã biết quan tâm đến râu tóc của mình. Họ thường mài đẽo những viên đá lửa sắc cạnh để tạo thành một loại dao cạo râu cực kỳ sắc bén. Tuy nhiên hạn chế của loại dao này là chỉ sử dụng được một hai lần vì chúng rất mau cùn. Đến thời kỳ đồng thanh, nghề luyện kim ra đời đã giúp chế tạo được loại dao cạo bằng sắt, đồng, vàng. Ở những nước văn minh như La Mã và Hy Lạp, con người đã biết sử dụng những loại dao cạo bằng sắt có tay cầm dài. Những năm cuối thế kỷ 19, loại dao cạo có lưỡi dài gắn vào chuôi nhanh chóng trở nên thịnh hành. Với sự phát triển của ngành sản xuất thép đã cho ra lò các lưỡi dao cực kỳ sắc bén và có thể mài sắc lại. Những tiến bộ trong kỹ thuật chế tạo dao cạo râu đã nhanh chóng làm thay đổi thói quen cạo râu của đấng mày râu ở thế kỷ 20. Họ không tự cạo râu lấy mà thích nhờ đến bàn tay chuyên nghiệp của các tay thợ cạo địa phương. Đối với những khách hàng giàu có, tay thợ cạo sẽ ưu ái dành riêng cho họ một bộ bảy lưỡi dao cạo gắn nhãn từ “Chủ nhật” cho đến “thứ bảy”. Các mày râu thời đó thường rất “điệu”, hầu như ngày nào họ cũng đi cạo râu cả...
Sự phát triển của loại dao bào
Tuy nhiên các loại dao cạo thời đó thường không mấy an toàn. Những năm 1770, thợ cạo người Pháp J.Jacques Perret đã lấy ý tưởng từ cái bào của thợ mộc để chế ra loại dao bào (bộ phận giúp bảo vệ lưỡi dao) bằng gỗ đầu tiên có hình chữ L Ông còn viết hẳn riêng một cuốn sách có tựa đề “Nghệ thuật học cách tự cạo râu” để giúp cánh mày râu cạo râu được an toàn hơn. Tuy nhiên đây cũng chưa được xem là loại dao cạo an toàn nhất. Những năm 1870, loại dao cạo một lưỡi được đặåt vuông gocá với tay cầm ( giống cái cuốc làm vườn) do nhà phát minh người Anh William Henson sáng chế đã giúp các đấng mày râu dễ sử dụng hơn và loại dao này nhanh chóng phổ biến ở Anh và Đức.
Về phần lưỡi dao thì khoảng giữa cuối thế kỷ 19, tại Sheffiel, Anh, các loại dao cạo thẳng bằng thép đã được sản xuất. Tuy nhiên chúng có nhược điểm là rất nhanh cùn và thường phải liếc mài trên dây da để sử dụng lại. Đến năm 1895, loại lưỡi dao dùng một lần do King Camp Gillette sáng chế được sử dụng rộng khắp nước Mỹ. Thế nhưng mãi đến năm 1901, Gillette mới được cấp bằng sáng chế cho loại dao này. Hai năm sau, Gillette bắt tay kinh doanh dao cạo. Năm đầu tiên, ông đã sản xuất được 51 dao cạo và 168 lưỡi dao. Năm 1905, 90.000 dao cạo và 2,5 triệu lưỡi dao Gillette đã được bán sạch tại Anh. Năm 1908 số lượng xuất hàng đã lên đến 300.000 dao cạo và 14 triệu lưỡi dao. Năm 1920, dao cạo Gillette được xem là dao cạo chuẩn mực nhất trong quân đội Anh, được dùng thay thế cho các loại dao cạo có lưỡi dài gắn vào chuôi cũ kỹ. Những năm 1930, Gillette bắt đầu cho xuất xưởng loại dao cạo 2 lưỡi dùng một lần và rất dễ thay thế. Nó có hình dạng chữ T với “cánh” mở ở trên đầu để lồng lưỡi dao vào. Những lưỡi dao dùng cho dao cạo này phải được đúc theo khuôn mẫu chứ không phải rèn như trước. Năm 1956, loại dao cạo có lưỡi dao bằng thép không gỉ với đặc tính rất bền được chào hàng rộng khắp nước Mỹ. Đến năm 1960, loại dao bào 2 lưỡi dùng một lần được bán với giá rẻ xuất hiện nhiều nơi với kiểu dáng cực kỳ đơn giản để tiết kiệm chi phí sản xuất. Tuy nhiên vẫn chưa hài lòng với những loại dao trên, con người lại tiếp tục cuộc hành trình nghiên cứu sáng chế những loại dao cạo mới đa tiện ích hơn.
Dao cạo điện ra đời
... dao cạo râu ðiện - công cụ làm đẹp” hữu hiệu của các ðấng mày râu. |
Châu Yên
(Inventor.com)
Bình luận (0)