Vụ khống chế con tin ở Úc ‘có thể đã không xảy ra’

16/12/2014 19:48 GMT+7

(TNO) Tay súng trong vụ khống chế con tin tại quán cà phê Lindt ở Sydney, Úc, được cho tại ngoại chỉ 6 ngày sau khi những thay đổi gây tranh cãi trong luật bảo lãnh tại bang New South Wales có hiệu lực.

(TNO) Tay súng trong vụ khống chế con tin tại quán cà phê Lindt ở Sydney, Úc, được cho tại ngoại chỉ 6 ngày sau khi những thay đổi gây tranh cãi trong luật bảo lãnh tại bang New South Wales có hiệu lực.

Man Haron Monis, tay súng trong vụ khống chế con tin ở Úc - Ảnh: ReutersMan Haron Monis, tay súng trong vụ khống chế con tin ở Úc - Ảnh: Reuters
 Tờ Sydney Morning Herald (SMH) ngày 16.12 đưa tin chính quyền bang New South Wales đang lên tiếng kêu gọi kêu gọi một cuộc điều tra làm sáng tỏ việc ông Man Haron Monis đã “lách qua khe cửa hẹp” của hệ thống tư pháp và được tại ngoại.

Trước khi xảy ra vụ khống chế con tin gây chấn động hôm 15.12, ông Monis đang đối mặt với 2 cáo buộc nghiêm trọng: hơn 40 cáo buộc tấn công tình dục phụ nữ, cùng với cáo buộc đồng phạm trong vụ sát hại người vợ cũ của mình.

Năm 2013, Monis bị cáo buộc là đồng phạm trong vụ sát hại người vợ cũ của mình. Bà Noleen Hayson Pal (30 tuổi) bị đâm đến chết rồi phóng hỏa vào tháng 4.2013. Người tình của Monis vào thời điểm đó là Amirah Droudis bị truy tố với tội danh giết người, The Guardian cho biết.
Các con tin bị buộc đưa tay lên đầu - Ảnh: Reuters
Các con tin bị buộc đưa tay lên đầu - Ảnh: Reuters

Vào tháng 4 năm nay, Monis phải ra hầu tòa ở tòa án địa phương Parramatta, bang New South Wales. Ông không xin bảo lãnh và tiếp tục bị giam giữ, SMH cho biết.

Ngày 20.5, chính quyền bang đưa ra những thay đổi lớn trong luật bảo lãnh, bỏ đi những cách giả định đã có hàng thập kỷ để chống lại việc cho tại ngoại đối với những cáo buộc nghiêm trọng.
Với luật mới, các quan tòa sẽ kiểm tra hai bước để quyết định có cho một người tại ngoại hay không. Thứ nhất, liệu người bị cáo buộc có tiềm tàng “mối nguy không chấp nhận được” khi lặp lại hành vi hay không. Thứ hai, mối nguy có thể làm giảm nhẹ đi bằng điều kiện bảo lãnh hay không.

Sáu ngày sau khi luật mới có hiệu lực, ngày 26.5, Monis được cho tại ngoại tại tòa án Parramatta. Vào ngày 10.10, Monis bị truy tố với 40 cáo buộc liên quan đến tấn công tình dục 6 phụ nữ. Đáng ra ông sẽ phải ra tòa vào ngày 12.12, nhưng phiên tòa lại bị hoãn tới tháng 2.2015.
Trước đó, vào tháng 8.2014, chính quyền New South Wales thông báo sẽ siết chặt luật bảo lãnh, nhưng luật ngày chỉ có hiệu lực từ tháng 1.2015.
Cảnh sát Úc tại hiện trường vào ngày 16.12 sau khi chiến dịch giải cứu kết thúc - Ảnh: Reuters
Cảnh sát Úc tại hiện trường vào ngày 16.12 sau khi chiến dịch giải cứu kết thúc - Ảnh: Reuters
Julia Quilter, giảng viên tại Khoa Luật của Đại học Wollongong, cho rằng dưới mô hình “mối nguy không thể chấp nhận được”, quan tòa có thể từ chối đề nghị tại ngoại của Monis. Tuy nhiên, tòa đã không làm vậy.

Trong khi đó, Nicholas Cowdery, cựu Giám đốc Công tố Viện của New South Wales, biện minh rằng việc sửa đổi luật không liên quan gì đến trường hợp của Monis, bởi người này có những “suy nghĩ đen tối và ác quỷ” được giấu kín”.

“Đôi khi hệ thống tư pháp không thể nhìn sau vào đầu óc của một con người”, SMH dẫn lời cựu quan chức này nhận định.

Man Haron Monis vốn được biết đến là một phần tử “lạc loài” đối với cộng đồng người Hồi giáo tại Úc. Người đàn ông này được biết đến rộng rãi từ những bức thư đầy lời lẽ xuất phạm gửi đến người thân của những người Úc thiệt mạng vì chủ nghĩa cực đoan ở Indonesia và các binh sĩ thiệt mạng ở Afghanistan trong giai đoạn 2007 đến 2009, theo The Guardian.
Một người đến đặt hoa bên ngoài quán cà phê Lindt - Ảnh: Reuters
Một người đến đặt hoa bên ngoài quán cà phê Lindt - Ảnh: Reuters
Vào khoảng tuần trước, trên một website, Monis tuyên bố đã cải từ Hồi giáo dòng Shia sang Hồi giáo dòng Sunni và tuyên bố trung thành với tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS). Dù vậy, theo The Guardian, người này không có liên hệ với IS. Mặc cho những tiền án tiền sự của mình, Monis không được xem là mang  tính cách tiêu biểu cho “lý tưởng” của IS.

Vào năm 2013, không lâu sau khi chính phủ của Thủ tướng Úc Tony Abbott đắc cử, Monis đã gửi một lá thư đến ông Abbott để mời Thủ tướng Úc tranh luận trực tiếp. Monis tuyên bố rằng anh ta sẽ chứng minh việc “người Úc và nước Úc sẽ bị tấn công”, một hậu quả của việc nước này tham gia vào cuộc chiến ở Afghanistan, The Guardian cho biết.

Manny Conditsis, một luật sư từng đại diện cho Monis trước đây, đã miêu tả khách hàng của mình là “một người cô độc không có gì để mất”. “Lý tưởng quá mạnh mẽ đã khiến anh ta mờ mắt”, The Guardian dẫn lời luật sư này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.