Thế hệ nhà văn sau 1975 tra vấn hiện thực

29/04/2016 05:35 GMT+7

Hội thảo quốc gia Thế hệ nhà văn sau 1975 được tổ chức vào ngày 28.4 tại Hà Nội. Có 85 bài viết được giới thiệu, trong đó 36 bài được tập hợp in thành sách cùng tên với hội thảo.

Hội thảo quốc gia Thế hệ nhà văn sau 1975 được tổ chức vào ngày 28.4 tại Hà Nội. Có 85 bài viết được giới thiệu, trong đó 36 bài được tập hợp in thành sách cùng tên với hội thảo. Các bài viết được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất: một số vấn đề lý thuyết và lịch sử văn học. Nhóm thứ hai: một số vấn đề tác giả và tác phẩm.
Theo TS Chu Văn Sơn, ĐH Sư phạm Hà Nội, nhóm thế hệ nhà văn sau 1975 được định nghĩa là những người thuộc thế hệ 5X, 6X và chỉ thực sự bước lên văn đàn từ sau 1975 dù trước đó cũng có thể đã cầm bút. Họ đã có được sự đối thoại và thay đổi thẩm mỹ thế hệ tiền nhiệm mà ông Sơn gọi là mỹ học thời chiến. Trong khi đó, mỹ học của thế hệ nhà văn sau 1975 không còn ta - địch mà kể câu chuyện về con người, khi cuộc sống làm giá trị bị ăn mòn. Mỹ học hậu chiến này ưu tiên chủ nghĩa nhân bản. Thay vì ca ngợi liên tục như trước, thế hệ này tập trung tra vấn hiện thực. Thậm chí, theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nó còn đặt cả câu hỏi nghi vấn, những cái kết khác cho các câu chuyện lịch sử.
Hội thảo cho rằng các nhà văn sau 1975 chính là lớp người đóng góp nhiều nhất cho sự nghiệp đổi mới văn học. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên và nhà văn Nguyễn Việt Hà, việc không tính đến các nhà văn 7X là một thiếu sót lớn. Họ vẫn sống và chịu ảnh hưởng mỹ học chiến tranh trước đó để rồi bước tiếp theo cách của mình.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.