Kiện tướng vẫn phải học… thể dục

17/05/2010 08:21 GMT+7

Chuyện Trần Huy Bảo, VĐV bóng bàn của TP.HCM vừa có phong độ xuất sắc tại Đại hội TDTT toàn quốc cho biết sẽ xin không vô ĐTQG nếu được chọn, để tập trung cho việc học hành hoàn toàn có thể thông cảm được. Và rất nhiều bạn học sinh, sinh viên có tố chất thể thao cũng đang lựa chọn giống anh. Con đường thể thao chuyên nghiệp nhìn chung chưa thật sự đảm bảo được về mặt thu nhập cho các bạn trẻ nếu tính chuyện lâu dài của tương lai.

Chuyện Trần Huy Bảo, VĐV bóng bàn của TP.HCM vừa có phong độ xuất sắc tại Đại hội TDTT toàn quốc cho biết sẽ xin không vô ĐTQG nếu được chọn, để tập trung cho việc học hành hoàn toàn có thể thông cảm được. Và rất nhiều bạn học sinh, sinh viên có tố chất thể thao cũng đang lựa chọn giống anh. Con đường thể thao chuyên nghiệp nhìn chung chưa thật sự đảm bảo được về mặt thu nhập cho các bạn trẻ nếu tính chuyện lâu dài của tương lai.

Hiện nay, các VĐV chuyên nghiệp khi bước chân vào giảng đường đại học hầu như không được sự hỗ trợ nào để có thể đảm bảo cùng lúc chuyện học hành và tập luyện. Ngoài vài trường ĐH chuyên về thể thao hoặc có ngành đào tạo giáo dục thể chất là còn dành chút ưu tiên cho các VĐV chuyên nghiệp đang theo học ở trường, phần lớn những trường đại học khác hầu như không có động thái tích cực nào cả. Vì vậy mới có chuyện các kiện tướng quốc gia (KTQG) vẫn phải học môn… thể dục ở giảng đường đại học.

Trao đổi với TNTT&GT, hai KTQG của đội tuyển judo TP.HCM, bạn Trịnh Lê Vân Anh và Đoàn Nguyên An cho biết các bạn chẳng hề được ưu tiên ở môn thể dục. Ngoài lịch tập vốn đã khá nặng tại đội tuyển TP.HCM, Nguyên An và Vân Anh vẫn phải “gánh” thêm 3 giờ thể dục mỗi tuần. Vân Anh còn cho biết, khi đang học HK1 (học kỳ I) năm thứ nhất, bạn phải mổ đầu gối do chấn thương trong lúc tập judo. Bạn có trình bày với giáo viên dạy thể dục nhưng vẫn không được miễn giảm và kết quả là bạn phải “nợ” và thi lại vào HK3. Huy chương thể thao các giải lớn nhỏ treo đầy nhà, được phong danh hiệu KTQG mà Vân Anh vẫn phải thi lại… môn thể dục, chuyện nghe qua tưởng như đùa.

Chứng tỏ phong độ và đẳng cấp thể thao của mình qua bao nhiêu giải đấu nhưng các VĐV Việt Nam nhìn chung không “thoát” khỏi môn thể dục tại giảng đường đại học. Ngoài ra tâm lý “sợ khác người” và “nếu có được miễn giảm thì thủ tục rắc rối quá nên thôi, học cho xong” khiến cho họ gần như chẳng tìm hiểu xem mình có được đặc cách gì ở môn học này hay không.

Thử nhìn sang nước bạn, dù không có cùng mô hình xây dựng thể thao chuyên nghiệp ngay tại trường đại học như ở Mỹ hay Nhật Bản nhưng tại Pháp, khi các VĐV thành tích cao vào học tại các trường đại học, họ được hỗ trợ rất nhiều để vẫn học và tập tốt. Nhờ thế, chuyện các nhà vô địch thể thao đồng thời là bác sĩ, kỹ sư hay nhà khoa học tại xứ gà trống Gaulois không phải là chuyện “ngàn năm một thuở”. Đơn cử là tại trường đại học Paris 6, trường hàng đầu về khoa học của Pháp, tuy không đào tạo chuyên ngành thể thao nhưng khoa thể thao của trường có hẳn một giảng viên phụ trách các sinh viên của trường là VĐV thành tích cao. Paris 6 cũng ký kết hiệp ước về đào tạo với các Liên đoàn thể thao của Pháp.

Từ đó, khoa thể thao sẽ chủ động giúp các bạn sinh viên này sắp xếp lịch học, lịch thực hành cho phù hợp, làm giấy nghỉ học khi họ phải thi đấu và nhờ các giáo sư chuyển lại bài học. Nhờ thế nên hai kỳ Olympic gần đây nhất, các sinh viên của Paris 6 đã đóng góp cho nước Pháp 3 chiếc huy chương vàng.

Không thể “một bước lên mây”, được tạo đủ mọi điều kiện tại giảng đường như VĐV xứ người nhưng mong lắm thay các trường đại học tại Việt Nam thông cảm hơn, quan tâm hơn đến các “sinh viên đặc biệt” của mình.

Nguyễn Ngọc Lan Chi

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.