Sự lộn xộn của bóng đá Anh

30/07/2010 08:19 GMT+7

Bóng đá Anh đậm tính bảo thủ, đến nỗi người ta nói mãi, bàn mãi mà chẳng thu xếp được một đợt nghỉ đông chỉ trong 2 tuần, điều đáng lẽ phải là đương nhiên như ở những nơi khác. Bóng đá Anh còn có đặc điểm là luôn rối rắm khi xếp lịch thi đấu, đến nỗi bạn gần như không thể nói được thứ hạng cụ thể của từng đội bóng ở Premier League, trong bất cứ thời điểm nào. Vì Premier League gần như không bao giờ có chuyện cả 20 đội đều có cùng số trận đã đấu.

Bóng đá Anh đậm tính bảo thủ, đến nỗi người ta nói mãi, bàn mãi mà chẳng thu xếp được một đợt nghỉ đông chỉ trong 2 tuần, điều đáng lẽ phải là đương nhiên như ở những nơi khác. Bóng đá Anh còn có đặc điểm là luôn rối rắm khi xếp lịch thi đấu, đến nỗi bạn gần như không thể nói được thứ hạng cụ thể của từng đội bóng ở Premier League, trong bất cứ thời điểm nào. Vì Premier League gần như không bao giờ có chuyện cả 20 đội đều có cùng số trận đã đấu.

Tóm lại, quê hương bóng đá luôn có những đặc điểm nói lên cái nhất của họ trong thế giới bóng đá.

Nhưng ngược lại, quê hương bóng đá cũng luôn có những chuyện kỳ lạ đến mức không hiểu nổi. Sự nhiêu khê, rườm rà về mặt tổ chức cùng tính bảo thủ hàng đầu thế giới làm cho những chỗ trì trệ của bóng đá Anh thật khó thay đổi.

Mới nhất là chuyện điên rồ về quy định mỗi đội bóng chỉ được đăng ký 25 cầu thủ ở Premier League. Bản thân quy định này nghe qua có vẻ rất hay. Nhưng chỉ hay nếu quy định của Premier League dễ hiểu… như những gì vừa nói. Thoạt nghe, ai cũng tin là mỗi đội ở Premier League sẽ chỉ đăng ký danh sách đúng 25 cầu thủ. Trên thực tế, nếu không phải như vậy thì đâu có gì đáng gọi là “quy định mới quan trọng”. Hóa ra, nói vậy chứ không phải vậy. Cũng rườm rà đến mức kỳ lạ như lịch thi đấu của Premier League, quy định đăng ký 25 cầu thủ của Premier League chỉ áp dụng đối với các cầu thủ trên 21 tuổi. Trên thực tế, Everton khó tìm ra được cầu thủ nào hay hơn Jack Rodwell (19 tuổi). Thế nên, họ cứ đăng ký một bản danh sách 25 cầu thủ, còn khi thi đấu lại dùng Rodwell – cầu thủ không cần đăng ký trong danh sách ban đầu.

Thành phần cầu thủ dưới 21 tuổi của M.U đếm không xiết: Ban Amos, Rafael và Fabio da Silva, Federico Macheda, Danny Welbeck, Corry Evans, Joshua King… Thế nên, M.U cũng chỉ cần đăng ký một bản danh sách gồm 25 cầu thủ. Bản danh sách ấy sẽ chẳng còn thiếu bất cứ cái tên đáng kể nào. Và trên thực tế, M.U sẽ có khoảng 35 chứ không phải 25 cầu thủ. Những cầu thủ không có tên trong danh sách như Welbeck, Macheda hoặc Fabio và Rafael da Silva vẫn cứ ra sân.

Tóm lại, quy định mỗi đội chỉ được đăng ký 25 cầu thủ trở thành trò hề đối với một số đội bóng. Tất nhiên, đối với những đội có quá nhiều cầu thủ nhưng lại quá ít cầu thủ dưới 21 tuổi, như Man City, thì đúng là rắc rối thật. Bây giờ, đội bóng của Roberto Mancini phải tìm cách bán bớt ngôi sao. Nhưng điều này lại chỉ nói lên rằng quy định mới của Premier League không chỉ rối rắm mà còn bất công.

Cũng liên quan đến quy định này còn có một chỗ “mở ngoặc” cần diễn giải tiếp: mỗi đội phải có ít nhất 8 cầu thủ tự mình đào tạo. Và thế nào là cầu thủ tự đào tạo thì càng rắc rối. Nói chung, cầu thủ trẻ do M.U đào tạo không nhất thiết phải là cầu thủ người Anh, thậm chí không cần có xuất phát điểm trong sự nghiệp bóng đá nằm ở lò trẻ của M.U! Theo quy định của Premier League, Arsenal có quyền nói rằng Johan Djourou (sinh tại Bờ Biển Ngà, khoác áo đội Thụy Sỹ), Gael Clichy (Pháp), Nicklas Bendtner (Đan Mạch) là do chính họ đào tạo!

Thôi thì cứ hiểu thế này: mỗi đội ở Premier League sẽ đăng ký 25 cầu thủ, nhưng họ không nhất thiết phải đưa ra sân các cầu thủ trong danh sách ấy. Và mỗi đội ở Premier League luôn có ít nhất 8 cầu thủ tự đào tạo, dù họ không nhất thiết phải đào tạo các cầu thủ ấy!

Ngũ Viên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.