Nhiều quan chức của LĐBĐ Nam Phi bị theo dõi

29/07/2010 09:43 GMT+7

Nền bóng đá Nam Phi đang chấn động trước thông tin xe riêng của các quan chức cấp cao thuộc LĐBĐ Nam Phi (SAFA) bị gắn thiết bị theo dõi. Trong đó có ông Danny Jordaan (GĐĐH Ủy ban tổ chức World Cup 2010 (LOC), ông Molefi Oliphant (cựu chủ tịch SAFA), ông Mandla Mazibuko (phó chủ tịch đương nhiệm SAFA) và ông Leslie Sedibe (GĐĐH của SAFA).

Ông Danny Jordaan bị đặt máy nghe lén - Ảnh: Getty Images

Nền bóng đá Nam Phi đang chấn động trước thông tin xe riêng của các quan chức cấp cao thuộc LĐBĐ Nam Phi (SAFA) bị gắn thiết bị theo dõi. Trong đó có ông Danny Jordaan (GĐĐH Ủy ban tổ chức World Cup 2010 (LOC), ông Molefi Oliphant (cựu chủ tịch SAFA), ông Mandla Mazibuko (phó chủ tịch đương nhiệm SAFA) và ông Leslie Sedibe (GĐĐH của SAFA).

Chủ nhật vừa qua, tờ City Press tại Johannesburg đã cho đăng tải thông tin này kèm theo tên của các nhân vật và những bằng chứng không thể chối cãi. Sau khi bài báo được đăng, dư luận Nam Phi đã dấy lên nhiều mối nghi ngờ về động cơ của SAFA khi tiến hành việc theo dõi nói trên. Trước sức ép của dư luận, SAFA đã phải thừa nhận chính giám đốc tài chính của SAFA, ông Gronie Hluyo, đã chỉ đạo nhân viên gắn thiết bị theo dõi vào xe riêng của các quan chức trên. Tuy nhiên, chủ tịch SAFA, ông Nematandani, tuyên bố rằng bản thân ông và nhân vật cấp cao của SAFA không hề biết đến chiến dịch theo dõi này trước khi tờ City Press công bố. Ông Nematandani cũng kêu gọi dư luận bình tĩnh trong khi chờ ông Gronie Hluyo giải trình trước SAFA về việc này.

“GĐĐH Sedibe đang được giao giải quyết vụ việc này. Chúng tôi tin rằng ông ấy sẽ đưa ra những kết luận hợp lý về sự việc. Chúng tôi không muốn “chuyện bé xé ra to”, vì vậy hãy để mọi chuyện được giải quyết trong nội bộ SAFA. Cá nhân tôi khẳng định rằng tôi không thích bị theo dõi. Không ai nên bị theo dõi cả. Chúng ta sẽ cùng chờ xem mục đích thật sự của việc lén cài thiết bị theo dõi này là gì”, ông Nematandani phát biểu.

Báo chí Nam Phi tin rằng đằng sau sự việc này là cuộc chiến giành quyền lực trong nội bộ SAFA. Ngoài ra, sự việc còn có thể liên quan đến việc sử dụng khoản chia lợi nhuận trị giá 80 triệu USD mà FIFA dành cho SAFA sau kỳ World Cup 2010 kết thúc. Tuy nhiên, ông Nematandani một mực phản đối những giả thiết này và khẳng định nội bộ SAFA vẫn rất đoàn kết.

N.C (Tổng hợp)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.