Tuyển Đức bị nghi ngờ sử dụng doping trong quá khứ

06/08/2013 16:40 GMT+7

(TNO) Một báo cáo vừa được tung ra khiến dư luận nổi sóng khi cáo buộc đội tuyển Đức đã sử dụng doping để giành chức vô địch tại các kỳ World Cup 1954 và 1974.

(TNO) Một báo cáo vừa được tung ra khiến dư luận nổi sóng khi cáo buộc đội tuyển Đức đã sử dụng doping để giành chức vô địch tại các kỳ World Cup 1954 và 1974.

>> Áo đấu mới của tuyển Anh giống... tuyển Đức
>> Xe đạp Việt Nam chấn động với scandal cua rơ dính doping
>> Quần vợt thế giới trong cơn lốc doping

Tuyển Đức bị nghi ngờ sử dụng doping trong quá khứ-1
Tuyển Đức bị nghi ngờ sử dụng doping trong quá khứ - Ảnh: ESPN

Theo báo cáo vừa được trường đại học Humboldt tại Berlin (Đức) công bố, đội tuyển Đức trong giai đoạn từ năm 1950 đến 1990 đã nhiều lần sử dụng doping.

Sport Mail cho biết, báo cáo nói trên chỉ ra rằng tại World Cup 1954, tuyển Đức đã đánh bại Hungary trong trận chung kết với tỷ số 3-2 là nhờ vào việc phần lớn các cầu thủ được tiêm Pervitin, thay vì Vitamin B.

Đây là một loại chất kích thích được quân đội Đức quốc xã nghiên cứu và phát triển nhằm mục đích giúp quân nhân có được sức chiến đấu mạnh mẽ và dẻo dai hơn. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Pervitin vẫn tiếp tục được sử dụng tại Đức.

Bên cạnh đó, đội hình tuyển Đức vô địch World Cup 1974 cũng bị nghi ngờ sử dụng doping. Báo cáo nói trên cho biết Franz Beckenbauer và các đồng đội khi đó đã được cung cấp một loại chất cấm bí mật và nhờ đó vượt qua các đối thủ khác để giành chức vô địch.

Theo báo cáo dài 800 trang mang tên "Doping tại Đức từ những năm 1950 đến nay", có rất nhiều quan chức cấp cao, bác sỹ tham gia vào việc nghiên cứu và cung cấp doping cho các cầu thủ và vận động viên các môn khác. Theo đó, chính bộ trưởng nội vụ là người cung cấp ngân sách và đứng đầu quy trình này.


Cái chết của Dressel có nguyên nhân từ việc sử dụng doping - Ảnh: Sport Mail

Bên cạnh bóng đá, các môn thể thao khác cũng bị nghi ngờ có dính dáng đến doping. Theo Sport Mail, nguyên nhân khiến giới chức thể thao Đức tiến hành việc cung cấp doping cho các vận động viên là nhằm chạy đua thành tích với "người láng giềng" Đông Đức khi đó.

Dù vậy, nền thể thao Đức cũng phải gánh chịu hậu quả từ việc sử dụng doping. Tiêu biểu là cái chết của nữ vận động viên thi đấu 7 môn phối hơp Birgit Dressel. Cô này ra đi khi mới 26 tuổi vào năm 1987. Kết quả khám nghiệm sau đó cho thấy có đến 101 loại thuốc trong cơ thể của Dressel.

Báo cáo trên quả là một cú sốc đối với nền thể thao Đức nói chung và bóng đá nói riêng. Cho đến nay, đội tuyển có biệt danh "cỗ xe tăng" đã giành 3 chức vô địch World Cup nhưng 2 trong số đó đã bị nghi ngờ là nhờ doping mới có được.

Khánh Uyên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.