Trung Quốc xét xử các vụ tiêu cực bóng đá: “Nam Hoàng, Bắc Lục” hết thời

25/12/2011 01:00 GMT+7

Lần lượt trong hai ngày 20 và 21.12, hai trọng tài Trung Quốc Lục Tuấn và Hoàng Tuấn Kiệt từng nổi tiếng với biệt hiệu “Nam Hoàng, Bắc Lục” đã lần lượt hầu tòa.

Lần lượt trong hai ngày 20 và 21.12, hai trọng tài Trung Quốc Lục Tuấn và Hoàng Tuấn Kiệt từng nổi tiếng với biệt hiệu “Nam Hoàng, Bắc Lục” đã lần lượt hầu tòa.

>> Nhục hình trong thể thao Trung Quốc: 3 năm tù và cái chết của cầu thủ 14 tuổi
>> Trung Quốc bắt thêm 3 quan chức vì bán độ
>> Trung Quốc lại bắt quan chức vì bán độ

Chân dung “Nam Hoàng”

Hoàng Tuấn Kiệt sinh trưởng trong một gia đình công nhân bình thường, nhưng nhờ vốn tiếng Anh khá và lòng đam mê bóng đá mãnh liệt nên đã thi đỗ vào chuyên khoa trọng tài Trường đại học thể thao Bắc Kinh. Từ năm 1998, Tuấn Kiệt chính thức trở thành trọng tài quốc tế. Trước khi bị bắt một năm, Tuấn Kiệt đang là ứng cử viên trọng tài xuất sắc nhất của LĐBĐ Trung Quốc. Tuy trình độ chuyên môn rất tốt nhưng Tuấn Kiệt nổi tiếng với tính khí nóng nảy, thích la mắng người khác, từng gây nhiều xung đột với không ít người. Và chính các “phi vụ” của trọng tài này đã khiến người trong giới phong cho biệt danh “Nam Hoàng”.

Giới bóng đá nước này thường lan truyền câu nói về Tuấn Kiệt rằng: “Nếu yêu quý anh ta, bạn sẽ tạo điều kiện cho anh ta làm trọng tài bóng đá, để tiền bạc của anh ta rủng rỉnh. Nếu ghét anh ta, bạn cũng cho anh ta làm trọng tài bóng đá, nhưng tìm cách để anh ta thân bại danh liệt”. Nhận xét này quả không sai khi Tuấn Kiệt đã thao túng rất nhiều trận đấu để “làm tuồng” và ngược lại cũng đẩy không ít trọng tài khác không cùng cánh vào chỗ chết. Từ năm 2005-2009, Tuấn Kiệt nhận tới 20 khoản hối lộ lớn của 6 CLB bóng đá là Kim Đức Trường Sa, Hùng Đăng Bắc Kinh, Kiện Nghiệp Hà Nam… với tổng số tiền lên đến 1,48 triệu tệ và 100.000 đô la Hồng Kông.

Ngoài việc nhận thẳng tiền của các đội bóng, Tuấn Kiệt còn câu kết với một số trọng tài thân tín như Châu Vỹ Tân để sắp xếp các trận đấu đúng như bên cá độ yêu cầu. Châu Vỹ Tân cũng là người môi giới, dàn xếp tiền bạc giữa Tuấn Kiệt với các CLB. Thông qua Vỹ Tân, Tuấn Kiệt từng nhận 100.000 đô la Hồng Kông để giúp đội Thâm Quyến được quyền giao bóng trước trong một giải đấu ở Macau năm 2007; nhận 30.000 tệ để giúp đội Kim Đức Trường Sa đạt tỷ số hòa khi đấu với đội Á Thái Trường Xuân năm 2009… Chính vì mối quan hệ khăng khít này, Tuấn Kiệt và Châu Vỹ Tân đều lần lượt phải ra hầu tòa trong cùng ngày 20.12.

Thủ đoạn nhận hối lộ của Tuấn Kiệt thường là hứa sẽ chăm sóc cho CLB trước trận đấu, và chỉ nhận tiền chuyển vào tài khoản cá nhân với danh tính người khác sau khi trận đấu kết thúc, coi như “tiền lại quả”, tuyệt đối không nhận tiền trước trận đấu. Trong số các CLB được Tuấn Kiệt giúp đỡ, nổi bật CLB Á Thái Trường Xuân với “tiền lại quả” trung bình là 50.000 tệ cho mỗi trận hòa, và từ 50.000 - 100.000 tệ cho một trận thắng. Trong suốt thời gian từ năm 2005-2009, đội Á Thái Trường Xuân đã thắng tổng cộng 7 trận, hòa 3 trận, đem lại cho Tuấn Kiệt 640.000 tệ. Tuy nhiên, quán triệt nguyên tắc ai chi mạnh hơn kẻ đó sẽ thắng, Tuấn Kiệt từng giúp đội Kiến Nghiệp Hà Nam thắng đội Á Thái Trường Xuân, giành giải VĐQG năm 2007 với tỷ số 3-2 và “ẵm trọn” số tiền lại quả 150.000 tệ của CLB Kiến Nghiệp Hà Nam… Những thành tích bất hủ này của Tuấn Kiệt khiến không ít người trong giới bóng đá nước này phải than thở: “Tuấn Kiệt đã rơi xuống quá sâu rồi, tiền gì cũng dám nhận. Vì tiền, thổi phạt kiểu gì hắn cũng dám”.

Suốt 3 giờ đồng hồ xét xử, Tuấn Kiệt thừa nhận mọi cáo trạng nhưng cho biết nguyên tắc của mình là không thổi phạt những lỗi quá lộ liễu trên sân cỏ.

“Bắc Lục”

Trong bộ quần áo phạm nhân, Lục Tuấn già sọm tại tòa án TP.Đan Đông tỉnh Liêu Ninh, chứ không còn vẻ dữ dằn với biệt danh “Bắc Lục” như trước nữa. Lục Tuấn ân hận nói: “Với thân phận của tôi hiện giờ, tôi không còn tư cách gì để nói với người hâm mộ và các trọng tài nữa. Hy vọng các đồng nghiệp rút kinh nghiệm từ bài học của tôi, đừng phạm phải tội nhận hối lộ như tôi nữa”.

Sinh năm 1959, bắt đầu nghiệp trọng tài từ năm 19 tuổi, trở thành trọng tài quốc tế từ năm 1991, từng làm trọng tài chính hơn 200 trận đấu cấp quốc gia, Lục Tuấn có thời gian được coi là ngôi sao sáng trong làng trọng tài nước này. Lục Tuấn cũng là trọng tài Trung Quốc đầu tiên được mời tham gia điều khiển Cúp Bóng đá nữ thế giới năm 1991, Olympic Sydney năm 2000, cầm còi các trận Croatia - Mexico và Ba Lan - Mỹ tại World Cup 2002… Lục Tuấn cũng từng có thời gian làm Chủ tịch Ủy ban Trọng tài LĐBĐ châu Á, từng mở công ty kinh doanh riêng nhằm dự định rút lui an toàn.

Tuy nhiên, với 7 tội danh và 810.000 tệ nhận hối lộ từ 4 CLB suốt từ năm 1999-2003 bị phanh phui, trong đó đã nhận 350 ngàn tệ từ tay “Thái Thượng Hoàng” Trương Kiện Cường để giúp cho Thân Hoa Thượng Hải giành chức VĐQG năm 2002-2003, Lục Tuấn đã tiêu tan sự nghiệp và tên tuổi của mình.

Nguyễn Lệ Chi (theo Tân Hoa xã)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.