Nadal và Serena Williams than thở về thuế

10/09/2013 16:02 GMT+7

(TNO) Sau khi đạt mức thưởng kỷ lục Grand Slam với danh hiệu vô địch nội dung đánh đơn ở Mỹ mở rộng 2013 nhưng Rafael Nadal và Serena Williams lập tức than thở về việc phần lớn tiền thưởng của mình sẽ phải nộp cho cơ quan thuế.

(TNO) Sau khi đạt mức thưởng kỷ lục Grand Slam với danh hiệu vô địch nội dung đánh đơn ở Mỹ mở rộng 2013 nhưng Rafael Nadal và Serena Williams lập tức than thở về việc phần lớn tiền thưởng của mình sẽ phải nộp cho cơ quan thuế.

>> Djokovic sợ mất ngôi số 1 vào tay Nadal
>> Rafael Nadal đăng quang Mỹ mở rộng 2013
>> Serena Williams trên đường trở thành huyền thoại

Nadal và Serena Williams than thở về thuế
Nadal phải nộp thuế lên đến 56% - Ảnh: AFP

Ở chung kết đơn nam Mỹ mở rộng 2013, “ông vua sân đất nện” người Tây Ban Nha đánh bại tay vợt số 1 thế giới Novak Djokovic với tỷ số 3-1 (6/2, 3/6, 6/4, 6/1).

Còn ở nội dung đơn nữ, Serena vượt qua Victoria Azarenka 2-1 (7/5, 6/7, 6/1) để cán mốc 17 lần giành danh hiệu Grand Slam trong sự nghiệp. Danh hiệu trên đấu trường Grand Slam mặt sân đất cứng giúp Nadal và Serena đạt mức thưởng kỷ lục lên đến 3,6 triệu USD.

“Tiền thưởng là rất tốt cho thể thao và giúp nó ngày càng phát triển. Sự thật là rất nhiều tiền, trong đó động thái tăng tiền thưởng của Mỹ mở rộng là một động lực cho chúng tôi”, Nadal nói với AFP.

Giải thưởng ở Mỹ mở rộng năm nay đưa tổng tiền thưởng trong sự nghiệp của Nadal lên 60 triệu USD, nhưng nó cũng đồng nghĩa với một lượng lớn tiền trong túi của tay vợt số 2 thế giới phải đem nộp thuế.

Nadal than thở: “Thực sự tôi được thưởng rất nhiều tiền nhưng đó không phải là thực nhận. Bạn phải nộp thuế và ở Tây Ban Nha ở mức khoảng 56%. Đó một con số rất lớn bởi nó hơn 1 nửa”.

Tương tự, với mức thưởng ở giải đấu trên sân nhà, tay vợt số 1 thế giới Serena cũng lập kỷ lục tiền thưởng trong mùa giải cho một tay vợt nữ với số tiền 9 triệu USD và đạt mức 50 triệu USD trong sự nghiệp.

Serena, người vừa lần thứ 5 đoạt chức vô địch Mỹ mở rộng, nói như mếu: “Có người nói tôi đã vượt qua mốc 50 triệu USD tiền thưởng từ quần vợt nhưng một nửa số đó đã được đưa cho “chú Sam” (một từ dùng thường dùng để nói về việc Chính phủ Mỹ thu thuế từ thu nhập) của tôi. Tôi yêu ông ấy. Tôi luôn cho ông ta một nửa số tiền thưởng của tôi”.

Dẫu vậy, tay vợt 31 tuổi của Mỹ vẫn khẳng định về niềm đam mê của mình, khi nhấn mạnh: “Tôi chưa bao giờ kiểm tra những gì tôi mang về nhà sau mỗi giải đấu. Tôi không chơi quần vợt vì tiền. Tôi yêu Grand Slam. Tôi nghĩ cha tôi đưa tôi đến với quần vợt vì tiền nhưng lúc đó tôi còn ngây thơ nên không hề biết gì về điều đó”.

Tây Nguyên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.