Dưỡng sinh thực hành

27/04/2010 08:36 GMT+7

Chải đầu không chỉ làm cho khuôn mặt sáng sủa mà còn có tác dụng bảo kiện dưỡng sinh. Y học cổ truyền cho rằng: “Đầu là nơi hội tụ của dương mạch”, trên đầu có nhiều huyệt vị rất trọng yếu. Khi chải đầu, răng lược lần lượt đi qua và kích thích đều các đại huyệt Bách hội, Thượng tinh, Thái dương, Ngọc chẩm, Phong trì, Ế phong, Ế minh, giúp bình can khí, trừ phong, sáng mắt. Y học hiện đại cho rằng chải đầu có thể cải thiện dinh dưỡng đầu tóc, điều chỉnh phân tiết dưới da đầu, thúc đẩy tuần hoàn máu làm cho đầu óc sáng suốt, tiêu trừ mệt mỏi…

Chải đầu cũng là dưỡng sinh

Chải đầu không chỉ làm cho khuôn mặt sáng sủa mà còn có tác dụng bảo kiện dưỡng sinh. Y học cổ truyền cho rằng: “Đầu là nơi hội tụ của dương mạch”, trên đầu có nhiều huyệt vị rất trọng yếu. Khi chải đầu, răng lược lần lượt đi qua và kích thích đều các đại huyệt Bách hội, Thượng tinh, Thái dương, Ngọc chẩm, Phong trì, Ế phong, Ế minh, giúp bình can khí, trừ phong, sáng mắt. Y học hiện đại cho rằng chải đầu có thể cải thiện dinh dưỡng đầu tóc, điều chỉnh phân tiết dưới da đầu, thúc đẩy tuần hoàn máu làm cho đầu óc sáng suốt, tiêu trừ mệt mỏi…

Đạo giáo không chỉ chú trọng chải đầu dưỡng sinh mà đối với việc gội đầu cũng có yêu cầu. Đời Nguyên, Lý Bằng Phi trong “Tam nguyên diên thọ tham tán thư” nói: “Ăn no gội đầu, dùng nước quá lạnh hay nóng gội đầu, hoặc dùng nước lạnh rửa chân đều khiến cho đầu sinh phong. Mới gội đầu xong không đứng trước gió, không búi tóc hay nằm khi tóc còn ướt vì sẽ làm cho ù tai, đau răng, hoa mắt, tóc dễ rụng và bạc sớm”. Đó là những tổng kết của Đạo giáo trong sinh hoạt hằng ngày, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Rửa chân và dưỡng sinh: “ Cây khô từ trên lá, người suy từ dưới chân”. Dưỡng sinh gia các đời đều xem việc ngâm rửa chân bằng nước ấm trước khi ngủ là phương pháp hiệu nghiệm để dưỡng thân, khử bệnh, ích thọ diên niên. Đời Tống, đạo sĩ Ôn Cách trong “Tỏa túy lục” nói rằng “Chân là gốc của người, mỗi tối một lần rửa”. Các danh y, đạo sĩ, thi nhân nổi tiếng như Đào Cốc, Quách Thượng Hiền, Lục Du… đều khen ngợi phương pháp này.

Chân là bộ phận có nhiều huyệt đạo quan trọng như Dũng tuyền, Thái bạch, Tiết văn, Độc âm…, ngâm rửa chân có thể điều lý khí huyết, cường thận tráng dương, kiện tỳ hòa vị, an thần thoải mái. Thường ngâm rửa chân bằng nước ấm, thông qua kích thích các huyệt đạo có thể đạt mục đích dưỡng sinh phòng bệnh, nhất là các chứng cao huyết áp, đau đầu, váng đầu, mất ngủ, bệnh ở tạng thận và hệ sinh dục, suyễn, tiêu hóa không tốt, bí tiện… Cổ ngữ nói rằng “Mùa xuân rửa chân, thăng dương chống thoát; Mùa hạ rửa chân, xua ẩm nóng đi; Mùa thu rửa chân, phổi ruột đều nhuận; Mùa đông rửa chân, đan điền ấm áp”. (còn tiếp)

Kim Tường

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.