Ngũ hành sinh khắc trong võ thuật

25/05/2010 10:11 GMT+7

Ngũ Hành diễn giải hai nguyên lý cơ bản là sinh và khắc, hay còn gọi là tương sinh - tương khắc trong mối tương tác của vạn vật. Võ cổ truyền lấy nguyên lý Âm Dương, Ngũ Hành tương sinh, tương khắc để giải thích tác dụng tấn công, phòng thủ, phản đòn, biến thế của các chiêu thức quyền.

Ngũ Hành tương sinh, tương khắc

Ngũ Hành diễn giải hai nguyên lý cơ bản là sinh và khắc, hay còn gọi là tương sinh - tương khắc trong mối tương tác của vạn vật. Võ cổ truyền lấy nguyên lý Âm Dương, Ngũ Hành tương sinh, tương khắc để giải thích tác dụng tấn công, phòng thủ, phản đòn, biến thế của các chiêu thức quyền.

Tức lấy lý luận tương sinh để nói lên dịch sinh biến hóa nối nhau của chiêu thức quyền, lấy tương khắc để nói lên chiêu thức quyền chế ước lẫn nhau. Lý luận của Hình ý quyền cho rằng tinh thần của quyền thuật nằm ở chỗ liên tục và thông suốt Ngũ Hành pháp, là căn cứ vào lý sinh khắc của Ngũ Hành, còn liên hoàn dựa vào tính liên quán nhất khí của Ngũ Hành.

Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Đem Ngũ Hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của Ngũ Hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra. Quan hệ tương sinh của Ngũ Hành là gỗ (Mộc) đốt cháy thành lửa (Hỏa), lửa thiêu mọi vật thành than tro biến ra đất (Thổ), đất sinh ra các thể kim loại (Kim), kim loại bị đốt cháy thành thể lỏng là nước (Thủy), nước là thành phần không thể thiếu để sinh ra gỗ (Mộc)…                                                                         

Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Quan hệ tương khắc của Ngũ Hành là do rễ cây cỏ ăn màu trong đất (Mộc khắc Thổ), vì đất thấm và ngăn chặn dòng nước (Thổ khắc Thủy), nước thì làm tắt lửa (Thủy khắc Hỏa), lửa nóng làm chảy và biến dạng kim loại (Hỏa khắc Kim), dùng dụng cụ kim loại để cưa chặt gỗ (Kim khắc Mộc)… 

Chế hóa là ức chế và sinh hóa phối hợp nhau. Chế hóa gắn liền cả tương sinh và tương khắc. Luật tạo hóa là mọi vật có sinh phải có khắc, có khắc sinh, mới vận hành liên tục, tương phản tương thành với nhau. Sinh, khắc, chế hóa của Ngũ Hành là cách tính hệ quả tương tác giữa một hành với một hành, tùy theo quan hệ giữa chúng với nhau theo một thứ tự nào đó trong thứ tự chung của năm hành. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá không đủ, mất sự cân bằng, thì sẽ xảy ra biến hóa khác thường. luật chế hóa duy trì sự cân bằng: bản thân cái bị khắc cũng chứa đựng nhân tố (tức là con nó) để chống lại cái khắc nó.

Tương ứng giữa Ngũ Hành và Ngũ Quyền là Thủy ứng với Toàn quyền; Mộc ứng với Băng quyền; Hỏa ứng với Pháo quyền; Thổ ứng với Hoành quyền; Kim ứng với Phách quyền.

Phách quyền có thể khắc Băng quyền; Băng quyền có thể khắc Hoành quyền; Hoành Quyền có thể khắc Toàn quyền; Toàn Quyền có thể khắc Pháo quyền; Pháo Quyền có thể khắc Phách quyền.

Võ sư Trương Văn Bảo

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.