Nguyên lý khí công đạo gia - Công pháp thai tức

05/01/2010 09:21 GMT+7

(tiếp theo 29.12.2009) Trong “Hậu Hán thư - Vương Chân truyện” chép rằng: Đời Hán Vũ Đế có Vương Chân, tự là Thúc Kinh, người Thượng Đảng, luyện thuật bế khí mà nuốt, gọi là thai tức; luyện cuốn lưỡi lên vòm họng cho ra tân dịch mà nuốt, gọi là thai thực. >> Nguyên lý khí công đạo gia

(tiếp theo 29.12.2009)

Trong “Hậu Hán thư - Vương Chân truyện” chép rằng: Đời Hán Vũ Đế có Vương Chân, tự là Thúc Kinh, người Thượng Đảng, luyện thuật bế khí mà nuốt, gọi là thai tức; luyện cuốn lưỡi lên vòm họng cho ra tân dịch mà nuốt, gọi là thai thực.

>>   Nguyên lý khí công đạo gia 

Vương Chân chuyên cần luyện, có thể nhịn ăn hơn 200 ngày, gương mặt bóng mịn như trẻ con, thân thể tráng kiện, sức mạnh hơn chục người”. Có thể thấy thai tức xuất hiện từ thời xa xưa, thông qua rèn luyện thai tức có thể trở về trạng thái thai nhi trong bào thai, không ăn ngũ cốc, da dẻ sáng đẹp, khỏe mạnh, từ đó mà được trường thọ. “Hứa Tinh Dương trong “Túy tâm tiên ca” viết rằng “Chân khí vận hành bên trong, tự nhiên phản lão hoàn đồng”.

Vào đời Đông Tấn, cách nay khoảng 1600 năm, đạo sĩ Cát Hồng(283-363) trước tác “Bão Phác Tử”-một bộ kinh điển của Đạo giáo, trong đó ghi lại nhiều phương pháp hành khí, có một phần hướng dẫn luyện thai tức như sau: “Người mới luyện thuật này, đầu tiên dùng mũi hít sâu vào rồi bế lại không thở ra, lòng đếm thầm từ 1 đến 120 rồi mới dùng miệng thở ra từ từ, sau đó lại hít vào…Hô hấp phải thật sâu, êm, không để tai nghe tiếng, hít vào nhiều, thở ra ít. Dùng lông hồng (lông mao cực nhẹ) đặt trên mũi miệng, đến mức hít thở mà lông không động là đạt”.

Phép thai tức mà Cát Hồng nói có thể là vì ông lĩnh hội được từ đặc tính trường thọ của loài rùa và hạc, thấy rằng hô hấp chậm-êm-sâu-dài là điều kiện cơ bản của trường thọ. Vì thế Cát Hồng nói: “Biết được sự trường thọ của rùa, hạc, nên học phép đạo dẫn của chúng để kéo dài thêm tuổi”. Theo Cát Hồng, thai tức cũng như quy tức (thở như rùa), là một loại tiềm hô hấp thâm tầng, đạt được sau khi nhập tĩnh.

Thai tức hoàn toàn khác với bế khí. Thông thường, bế khí là bất ngờ cắt đứt sự hô hấp đang bình thường, làm thiếu dưỡng khí; thai tức hay quy tức là thông qua tập luyện dần dần giảm thiểu nhu cầu về dưỡng khí. Y học hiện đại nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sử dụng lượng túi phổi của cơ thể rất thấp, khi hô hấp bình thường thì có rất nhiều túi phổi không làm việc.

Qua rèn luyện thai tức, khí công có thể giúp cơ thể sử dụng tối đa công năng của túi phổi. Tiến thêm một bước nữa, ý nghĩa chân chính của thai tức là không còn dùng mũi miệng để hô hấp nữa, mà chân khí vận hành bên trong, trao đổi chất qua da, chân lông, hô hấp tựa như thai nhi trong bào thai, đó mới là chân nhân. Nhưng đạt đến mức này là rất khó khăn. (còn nữa)

Thượng Văn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.