Thể thao Việt Nam - đang tiến hay đang lùi?

22/01/2020 07:02 GMT+7

Năm Kỷ Hợi sắp qua đi và đây là thời điểm thích hợp để chúng ta cùng nhìn lại toàn cảnh bức tranh thể thao Việt Nam trong năm qua. Do không phải là năm diễn ra ASIAD hay Olympic nên SEA Games có thể coi là “hệ quy chiếu” chuẩn nhất của thể thao Việt Nam.

Giành được tổng cộng 288 huy chương các loại tại SEA Games 30, trong đó có 98 HCV, 85 HCB và 105 HCĐ, có thể nói đoàn TTVN đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra trước ngày lên đường là giành được 65 HCV. Nếu so sánh với thành tích ở SEA Games 29 thì có môn chúng ta giành được nhiều HCV hơn nhưng cũng có môn mà số HCV giảm sút (xem bảng thống kê dưới đây)

Môn

SEA Games 30

SEA Games 29

Tăng/Giảm

Điền kinh

16

17

-1

Vật

12

*

 

Bơi lội

10

10

0

Kurash

7

*

 

Thể dục dụng cụ

6

5

+1

Taekwondo

5

2

+3

Võ gậy

4

*

 

Đấu kiếm

4

3

+1

Kickboxing

4

*

 

Cử tạ

4

2

+2

Wushu

3

3

0

Bắn cung

3

1

+2

Khiêu vũ thể thao

2

*

 

Bóng đá

2

1

+1

Xe đạp

2

2

0

Judo

2

1

+1

Karatedo

2

5

-3

Bóng ném bãi biển

1

 

+1

Billiard snooker

1

 

+1

Quyền anh

1

 

+1

Muay

1

 

+1

Canoeing

1

 

+1

Bơi đường dài

1

*

 

Pencak silat

1

3

-2

Bóng bàn

1

1

0

Quần vợt

1

 

+1

(*): những môn không được tổ chức thi đấu

 Kết thúc SEA Games 30, TTVN đã giành được HCV ở 26 môn thi đấu, trong đó có 20 môn cũ đã từng thi đấu tại SEA Games 29 và 6 môn mới được đưa vào thi đấu trở lại ở SEA Games sau khi đã vắng mặt ở SEA Games 29 là vật, võ gậy, kurash, kickboxing, khiêu vũ thể thao và bơi đường dài.

Nguyễn Thị Oanh góp phần mang về chiến thắng cho điền kình Việt Nam

Khả Hòa

Bảng thống kê nói trên cho thấy: có 13 môn mà thành tích ở SEA Games 30 tốt hơn ở SEA Games 29 là thể dục dụng cụ, taekwondo, đấu kiếm, cử tạ, bắn cung, bóng đá, judo, bóng ném bãi biển, billiard & snooker, quyền anh, muay, canoeing, quần vợt. Thăng tiến nhất phải kể đến đội tuyển taekwondo khi giành được 5 HCV, vượt 3 HCV so với SEA Games lần trước. Điền kinh tuy giảm 1 HCV so với SEA Games 29 nhưng vẫn giữ vững vị trí số 1 ở Đông Nam Á. Trong khi bơi vẫn giữ nguyên được thành tích 10 HCV như kỳ SEA Games cách đây 2 năm.

Vật và kurah tuy mới trở lại nhưng đã chứng tỏ được vị thế của mình khi giành được lần lượt là 12 HCV và 7 HCV, đồng thời là 2 trong số 8 môn mà chúng ta xếp Nhất toàn đoàn tại SEA Games lần này (cùng với điền kinh, cử tạ, bắn cung, khiêu vũ thể thao, bóng đá và kick-boxing)

Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có những môn mà vì nhiều lý do khác nhau đã không đạt được thành tích như SEA Games lần trước. Đó là: karatedo (giảm từ 5 HCV xuống còn 2 HCV), pencak silat (giảm từ 3 HCV xuống còn 1 HCV), bắn súng, bi sắt (giảm từ 1 HCV xuống 0 HCV).

Lý Hoàng Nam

Khả Hòa

*Lượng tăng nhưng chất có tăng?

Đó sẽ là câu hỏi làm trăn trở những nhà quản lý thể thao. Bởi sau các cuộc thi đấu ở 43 môn và phân môn với sự vào cuộc của gần 600 VĐV, chỉ có 4 kỷ lục mới được thiết lập bởi các tuyển thủ của đoàn TTVN. Cụ thể, kình ngư Nguyễn Huy Hoàng phá kỷ lục nội dung 400m tự do nam (kỷ lục cũ 3:50.56- kỷ lục mới 3:49.03), 1.500m tự do nam (15:20.10 - 14:58.14), kình ngư Trần Hưng Nguyên phá kỷ lục nội dung 400m hỗn hợp nam (04:20.65 - 04:22.12), Nguyễn Thị Oanh phá kỷ lục nội dung 3.000m vượt chướng ngại vật môn điền kinh (10:00.02 - 10:00.58) và lực sỹ Lại Gia Thành xác lập kỷ lục ở hạng 55kg môn cử tạ với thành tích tổng cử 264kg.

Trần Hưng Nguyên

Khả Hòa

Phân tích kỹ hơn về thành tích, trong số 98 HCV giành được, có 59 HCV đến từ 16 môn trong hệ thống Olympic, 23 HCV đến từ 4 môn ASIAD và 16 HCV đến từ môn SEA Games. Như vậy, số lượng HCV các môn Olympic chiếm khoảng 60% và tỷ trọng này trên thực tế cũng chỉ xấp xỉ so với các kỳ SEA Games gần đây. Quan trọng hơn, ở các môn có thể đo đếm được như điền kinh, bơi, cử tạ, bắn súng… rất ít thành tích tiệm cận được thành tích châu lục.

Vậy thì thể thao Việt Nam đang tiến hay đang lùi?

                                                               

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.