Vui cho Ánh Viên, ngậm ngùi cho Hoàng Quý Phước

12/08/2015 14:14 GMT+7

(TNO) Trong khi báo chí, các phương tiện truyền thông đang hết lòng ca ngợi 'tiểu tiên cá' Nguyễn Thị Ánh Viên đã giành HCĐ Cúp bơi lội thế giới FINA Swimming World Cup 2015 và những tiến bộ ở giải Vô địch thế giới thì ngược lại, Hoàng Quý Phước âm thầm chịu cảm giác của người thua cuộc.

(TNO) Trong khi báo chí, các phương tiện truyền thông đang hết lòng ca ngợi 'tiểu tiên cá' Nguyễn Thị Ánh Viên đã giành HCĐ Cúp bơi lội thế giới (FINA Swimming World Cup 2015) và những tiến bộ ở giải Vô địch thế giới thì ngược lại, Hoàng Quý Phước âm thầm chịu cảm giác của người thua cuộc.

vui-cho-Anh-Vien-ngam-ngui-cho-Quy-PhuocQuý Phước luôn nỗ lực nhưng sự chăm lo cho anh thiếu sự thống nhất giữa Trung ương và địa phương - Ảnh: Khả Hòa
“Thật đáng tiếc cho tài năng bơi Quý Phước”, ông Nguyễn Hồng Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao đã thốt lên như vậy sau khi chứng kiến sự thể hiện của “kình ngư sông Hàn” ở giải Vô địch thế giới vừa qua.
Ông Minh tiếc là có cơ sở. Hoàng Quý Phước từng “làm mưa làm gió” ở giải vô địch quốc gia với gần 10 HCV, được đánh giá cao ở nội dung bơi bướm. Ở giải vô địch thế giới lần này, Quý Phước có tên trong 4 VĐV bơi lội của Việt Nam, chứng tỏ, VĐV này “không phải dạng vừa đâu”. Thế nhưng, những gì Quý Phước trình diễn ở bể bơi trong khu phức hợp thể thao Kazan Arena, Nga vừa rồi thì thật buồn.
Tôi muốn nhấn mạnh là, VĐV tốt ở địa phương, chứ không phải ở 36 Trần Phú. Nhìn thất bại của Quý Phước để thấy rằng, thiệt thòi của cậu ấy là nhiều năm qua không được chăm sóc nhất quán, không có sự phới hợp tốt giữa trung ương và địa phương, để rồi lỡ mất thời cơ của một tài năng trẻ
Ông Nguyễn Hồng Minh
Ở cả nội dung 100 m và 200 m tự do nam, Phước đều không đạt được bằng thành tích của chính mình ở SEA Games 28. Còn ở nội dung 100 m bướm, nội dung có thể gọi là thế mạnh của Phước khi anh từng giành HCV ở SEA Games 2011, thắng cả kình ngư số 1 của Singapore là Joseph Schooling, thì anh bỏ cuộc không tham gia dù đăng ký tên thi đấu. Sau hôm này, Phước mới cho hay, anh bị chấn thương tái phát.
“Chúng ta nhìn thấy sự nỗ lực của Quý Phước và thật sự đáng tiếc cho tài năng này. Sự quan tâm của thể thao Việt Nam dành cho Quý Phước, bao gồm cả Trung ương, Tổng cục thể dục thể thao, Sở thể dục thể thao Đà Nẵng không được thống nhất”, ông Nguyễn Hồng Minh nhìn nhận khách quan.
“Phước là một cậu bé có tài năng, nhưng suốt từ năm 2011 đến nay, đặc biệt từ 2012 đến hiện tại, công tác chăm lo cho Quý Phước không được như Ánh Viên. Hậu quả là chúng ta không thể đưa Quý Phước lên đỉnh cao”, ông Nguyễn Hồng Minh tiếp tục “mổ xẻ” những nguyên nhân thất bại của kình ngư 22 tuổi.
Chúng tôi hỏi lại ông Minh, có phải ông đang nói đến chuyện thời gian tập huấn ở Nhật Bản, Quý Phước vừa phải tập bơi, vừa phải lo đến chuyện đi chợ, nấu ăn, giặt giũ… Nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao lắc đầu: “Không chỉ có từng đó thứ. Đó chỉ là hiện tượng mới gần đây chúng ta mới nói đến. Ánh Viên trước đây cũng lận đận lắm chứ, cô bé phải qua nhiều câu lạc bộ (CLB) sau đó mới tìm được CLB tốt ở Mỹ chứ không phải được CLB tốt ngay từ đầu. Cái tôi muốn nhấn mạnh đến đó là cần sự phối hợp chặt chẽ giữa trung ương và địa phương thì mới chăm sóc tốt cho các VĐV được”.
22 tuổi, có phải quá trễ không?
Thanh Niên Online hỏi ông Nguyễn Hồng Minh, liệu với một VĐV sinh năm 1993 như Hoàng Quý Phước còn cơ hội để làm lại được không, ông Nguyễn Hồng Minh đáp lời: “Tôi dùng từ “rất khó”. Cơ hội sẽ rất khó cho Hoàng Quý Phước khi anh 22 tuổi. Quá trình chuẩn bị không có hệ thống thì dẫn đến hậu quả như bây giờ Quý Phước phải nhận”.
“Khi phát triển một đứa trẻ có tài năng thể thao như Quý Phước, chúng ta chưa có những biện pháp tích cực, phối hợp chặt chẽ với nhau như khi phát triển tài năng Ánh Viên. Nói rộng ra, hiện nay chúng ta đang có một số VĐV đã thể hiện được tài năng của mình, theo tôi thể thao Việt Nam phải đón bắt chứ, tập trung cao độ chứ, chăm sóc để VĐV giành lấy huy chương thế giới chứ, thế mà…”, ông Hồng Minh buồn rầu.
vui-cho-Anh-Vien-ngam-ngui-cho-Quy-Phuoc22 tuổi, cơ hội vẫn còn cho Quý Phước, nhưng nó sẽ khó hơn - Ảnh: Khả Hòa
Theo người từng đứng đầu Vụ thể thao thành tích cao, Tổng cục thể dục thể thao, giải vô địch thế giới bơi lội này cũng là cơ hội để thể thao Việt Nam nhìn lại xem, các VĐV của mình đang ở đâu, bơi lội Việt Nam đang ở đâu và rút kinh nghiệm.
“Tôi vẫn muốn nhấn mạnh là, VĐV tốt ở địa phương, không phải 36 Trần Phú (trụ sở làm việc của Tổng cục thể dục thể thao - NV). Nhìn thất bại của Quý Phước để thấy rằng, thiệt thòi của cậu ấy là nhiều năm qua không được chăm sóc nhất quán, không có sự phối hợp tốt giữa trung ương và địa phương, để rồi lỡ mất thời cơ của một tài năng trẻ. Đó là điều chúng ta cần thay đổi”, ông Minh thẳng thắn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.