>> "Bệnh tay chân miệng bùng phát thành dịch"
>> Chưa đến 30% người dân dùng đúng hóa chất chống dịch
Một trường hợp là bệnh nhi (4 tuổi, ngụ ở Q.Bình Tân, TP.HCM) bệnh ở cấp độ 4 và được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM). Bệnh nhi còn lại (1 tuổi, ở Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và đến ở tại Q.6, TP.HCM từ ngày 9.8) phát bệnh ngày 15.8 và tử vong tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Các cơ quan y tế đã khử khuẩn, điều tra nguồn lây và giám sát dịch tại gia đình bệnh nhân và địa phương.
* "Mặc dù số ca mắc bệnh TCM cao nhưng dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát của ngành y tế TP và có xu hướng giảm. Tình hình bệnh TCM hiện nay chưa đủ điều kiện để công bố dịch tại TP.HCM". Đây là ý kiến của Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Phạm Việt Thanh vào chiều nay liên quan đến vấn đề có công bố dịch bệnh TCM tại TP.HCM hay không.
Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh TCM thuộc nhóm B nên việc công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, thành theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế.
|
Theo số liệu của Viện Pasteur (TP.HCM), tính đến tuần đầu tiên của tháng 8.2011, TP.HCM có số lượng ca mắc TCM đứng đầu cả nước với hơn 7.000 ca.
Tuy nhiên, nếu tính theo tỉ lệ mắc bệnh trong 100.000 dân, so với 20 tỉnh thành khu vực phía Nam, TP.HCM đứng hàng thứ 7. Ba tỉnh có số ca mắc trong 100.000 dân cao nhất là: Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai.
Bên cạnh đó, Sở Y tế TP.HCM nhận định, tình hình dịch bệnh tại các tỉnh lân cận chưa giảm và còn diễn biến phức tạp. Đồng thời, mùa dịch TCM hằng năm thường cao nhất vào tháng 9-10. Vì vậy, dự báo bệnh vẫn có thể tăng lại theo mùa. Sở Y tế đang tiếp tục phối hợp các sở, ngành, UBND quận/huyện để phòng chống, ngăn không cho dịch bệnh phát triển.
* Hôm nay, Bộ Y tế đã có chỉ thị yêu cầu giám đốc các Sở Y tế các tỉnh, thành thực hiện việc giám sát, xử lý ổ bệnh dịch triệt để, không để bệnh lan rộng kéo dài và thường xuyên báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, thành về diễn biến tình hình dịch bệnh và tham mưu công tác phòng, chống tại địa phương.
Bộ cũng yêu cầu các Trung tâm Y tế dự phòng tổ chức vệ sinh môi trường, làm sạch nền nhà, bề mặt bàn ghế, đồ chơi, vật dụng của trẻ trong các hộ gia đình, nhóm trẻ tập trung, nhà trẻ, mẫu giáo bằng nước xà phòng, hóa chất khử khuẩn thông thường hoặc Chloramin B; tăng cường tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng bệnh,...
Số liệu của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước có 32.588 ca bệnh TCM, tại 52 tỉnh, thành. Trong đó, có 81 trường hợp tử vong tại 17 tỉnh, thành. Đây là năm có số mắc, tử vong do TCM cao nhất từ trước tới nay.
Nguyên Mi
Bình luận (0)