Theo Bloomberg, khi chính phủ ở các nước châu Âu và Mỹ hạn chế lượng cung kim loại Trung Quốc - loại sản phẩm họ cho rằng nước này bán phá giá - nhà sản xuất lớn nhất thế giới đang mở rộng xuất khẩu đến các nước láng giềng Đông Nam Á. 1/3 tổng chuyến hàng của Trung Quốc hiện cập cảng các nước như Việt Nam, Thái Lan, Philippines - những nơi mà tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tiếp nhiên liệu ngày càng nhiều cho chi tiêu cơ sở hạ tầng, bao gồm đường cao tốc, sân bay, cao ốc văn phòng.
Sự “thèm thuồng” thép gia tăng của Đông Nam Á đang giúp hạ bớt nỗi đau về giá giảm mạnh do dư cung toàn cầu. Nó đem lại sức sống mới cho các nhà máy quốc doanh không kiếm ra lời mà Trung Quốc đã và đang tìm cách đóng cửa. Dù vậy gia tăng nhập khẩu cũng gây áp lực lên các nhà sản xuất nhỏ hơn ở Đông Nam Á, cùng lúc tạo thế cạnh tranh dài hạn cho các sản phẩm thép cao cấp sản xuất tại Nhật Bản, Hàn Quốc vì Trung Quốc đang cố gắng có vai trò lớn hơn trong nền kinh tế khu vực.
“Nhập khẩu đang có nhiều bước nhảy vọt. Chúng tôi rất lo lắng. Sự thay đổi thực sự không có lợi cho các nhà sản xuất thép trong khu vực”, Tổng thư ký Tan Ah Yong của Southeast Asia Iron & Steel Institute, tập đoàn công nghiệp có trụ sở ở Selangor (Malaysia) cho hay.
tin liên quan
Trung Quốc phản pháo EU về vụ đánh thuế thépTrung Quốc vừa buộc tội EU gây tổn hại cho cạnh tranh bằng cách áp đặt thuế chống phá giá đối với thép Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng toàn cầu liên quan đến làn sóng hàng xuất khẩu giá rẻ của nước này.
Hiện đã có các dấu hiệu cho thấy nguồn cung rẻ từ Trung Quốc cản trở sự phát tiển của ngành công nghiệp thép Đông Nam Á. Dù nhu cầu của sáu nước tiêu thụ thép hàng đầu khu vực tăng 23% trong giai đoạn 2011-2015, đạt 69 triệu tấn, sản lượng trong nước hầu như không tăng, theo số liệu chính thức. Ở Malaysia, hãng Perwaja Steel và Megasteel buộc phải đóng cửa hoạt động còn các nhà sản xuất nội địa ở Đông Nam Á phải hoãn đầu tư thêm để tăng sản xuất.
10 nước Đông Nam Á chiếm 37% lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc trong chín tháng đầu năm nay, tăng từ mức 32% cách đây một năm và 20% cách đây 5 năm, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc. Đông Nam Á đến nay là cỗ máy kéo lớn nhất cho các lô hàng của Trung Quốc, chiếm khoảng 2/3 mức tăng của năm ngoái và gần như toàn bộ mức tăng của năm nay.
Trung Quốc sản xuất một nửa lượng thép của thế giới, đã và đang xuất khẩu đi thêm nhiều khi lực sản xuất tăng nhanh hơn nhu cầu. Các lô hàng đi ra toàn cầu tăng gấp bốn lần kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đạt kỷ lục vào năm ngoái còn giá thì giảm đến 64% từ mức đỉnh điểm năm 2011. Dù thị trường khắc phục một phần mức lỗ nhờ nhu cầu Trung Quốc cải thiện, thặng dư kéo dài có thể buộc nhiều nhà máy trên khắp thế giới phải đóng cửa.
|
Hiện nay, nguồn cung giá rẻ là điểm lợi cho người mua ở khu vực Đông Nam Á, nơi chi tiêu hạ tầng dự kiến sẽ còn mở rộng trong phần còn lại của thập niên này. Kinh tế Việt Nam sẽ tăng 6% trong năm nay, Indonesia tăng 5% còn Philippines đi lên 6,4%, theo nhận định của giới kinh tế gia được Bloomberg khảo sát.
Đại lục tìm kiếm vai trò lớn hơn trong nền kinh tế của các nước láng giềng theo phát kiến có tên “Một vành đai, một con đường” nhằm kích thích các liên kết thương mại mới. Bắc Kinh cũng tài trợ cho các dự án trong khu vực bằng Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB), phát triển thị trường cho hàng xuất khẩu của họ.
Dù tăng nhiệt mức cạnh tranh, dòng chảy nguồn cung từ Đại lục có tác động hạn chế lên các thị trường thép cao cấp, đặc biệt từ các nhà sản xuất Nhật Bản và Hàn Quốc có hoạt động ở Đông Nam Á, cố vấn nghiên cứu cao cấp Risaburo Nezu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết. “Tôi tự hỏi liệu các nhà sản xuất Nhật Bản có dừng ủng hộ thép Nhật Bản để chọn thép Trung Quốc hay không. Tôi không nghĩ chuyện này có khả năng thành hiện thực”.
tin liên quan
Hơn nửa triệu công nhân ngành than, thép Trung Quốc về lái taxiNửa triệu trong số 1,8 triệu công nhân ngành than, thép bị sa thải ở Trung Quốc hiện đang làm tài xế cho Didi Chuxing, ứng dụng gọi taxi là đối thủ của Uber ở Đại lục.
Bình luận (0)