Thiếu niên 15 tuổi bị kẹt 'đồ chơi' hình trái tim trong hậu môn

Duy Tính
Duy Tính
20/05/2023 18:25 GMT+7

Mua 'đồ chơi' trên mạng về 'tự sướng', nam thanh niên bị kẹt luôn trong hậu môn và không lấy ra được nên phải đi cấp cứu.

Ngày 20.5, tin từ Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu nam thiếu niên 15 tuổi bị kẹt "đồ chơi" trong hậu môn.

Theo lời kể của bệnh nhân, bệnh nhân mua 1 món "đồ chơi" được rao bán trên mạng. Trong quá trình tự vui chơi, bệnh nhân đã không kiểm soát được nên làm "đồ chơi" chui tọt vào hậu môn và không tự lấy ra được.

Nam thiếu niên bị kẹt 'đồ chơi' hình trái tim trong hậu môn - Ảnh 1.

"Đồ chơi" kẹt trong hậu môn nam thiếu niên

BVCC

Lúc nhập viện, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, sinh hiệu ổn, đau nhẹ vùng hạ vị. Bệnh nhân hơi hoảng hốt và ngại ngùng khi bác sĩ khai thác tiền sử bệnh án. 

Qua thăm khám, bác sĩ chụp X-quang bụng và ghi nhận dị vật khả năng cao bằng kim loại, có đầu bầu như bóng đèn hình trái tim và nằm ngang tương đối sâu trong hậu môn.

Các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp và tiết niệu - nam học đã tiến hành lấy "đồ chơi" ra khỏi hậu môn cho bệnh nhân. Sau khi lấy "đồ chơi" thì tình trạng bệnh nhân ổn, không đau, không chảy máu hậu môn.

Bác sĩ Trần Nhân Nghĩa, Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức cho biết, so với trước đây, việc quan hệ hay thủ dâm qua đường hậu môn ngày càng trở nên phổ biến vì đem lại cảm giác mới lạ, đặc biệt là đối với nam thanh niên.

Nam thiếu niên bị kẹt 'đồ chơi' hình trái tim trong hậu môn - Ảnh 2.

Đồ chơi hình trái tim được lấy ra từ hậu môn nam bệnh nhân

BVCC

"Quan hệ qua đường hậu môn có thể kích thích tuyến tiền liệt ở nam giới, tạo cực khoái không kém quan hệ tình dục. Tuy nhiên, vì đây là vùng rất nhạy cảm và không vệ sinh nên cần hết sức cẩn thận, kiểm soát khi thao tác. Không nên bắt chước phim ảnh, video trên mạng hoặc mạnh tay, mất kiểm soát như nam thanh niên trên", bác sĩ Nghĩa nói.

Cũng theo bác sĩ Nghĩa, trong trường hợp xảy ra sự cố kẹt "đồ chơi" ngoài ý muốn, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Không nên tự cố gắng xử lý, có thể làm việc can thiệp bị trễ hoặc thậm chí nặng thêm tình trạng bệnh.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.