img

Cách ông Nam mô tả về sức chi tiêu của khách Trung Quốc không hề quá lời, bởi thị trường này vốn nổi tiếng thế giới về độ phóng tay khi đi du lịch nước ngoài. Thế nhưng gần 20 năm qua, Trung Quốc luôn nằm trong top những thị trường khách chi tiêu ít nhất tại VN. Trong bối cảnh thị trường hơn tỉ dân đang rục rịch trở lại, các đối thủ đang siết tốc lực cạnh tranh, thì việc gỡ nút thắt chi tiêu ít của khách du lịch tới VN phải được thực hiện nhanh chóng.

- Ảnh 1.
- Ảnh 2.
- Ảnh 3.
- Ảnh 4.
- Ảnh 5.
- Ảnh 6.
- Ảnh 7.

Du khách Hàn Quốc mua sắm tại chợ Hàn (Đà Nẵng

Ngọc Hân

- Ảnh 8.

Tái xuất sau 4 năm vắng bóng từ khi Covid-19 bùng nổ, Trung Quốc đã chính thức giành lại vị trí số 1 trong danh sách các thị trường gửi khách nhiều nhất tới VN trong tháng 5 vừa qua với 357.000 lượt khách. Tính chung 5 tháng, đã có gần 1,6 triệu lượt khách Trung Quốc tới VN, chiếm 21,2% tổng lượng khách ngoại tới nước ta. Thị trường Trung Quốc đang đuổi rất sát Hàn Quốc, thị trường gửi khách lớn nhất của VN nhiều năm qua với trên 1,9 triệu lượt (chiếm 25,7%).

Khách Trung Quốc trở lại không chỉ lập tức "thổi hồn" cho nhiều điểm đến vốn đã ngóng chờ từ lâu dòng khách ruột này như Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Phú Quốc… mà còn mang theo kỳ vọng lớn cải thiện doanh thu của toàn ngành du lịch. Bởi kết quả khảo sát từ các tổ chức uy tín trên thế giới chỉ ra rằng chi tiêu cho du lịch nước ngoài của khách Trung Quốc năm 2024 cũng có thể dẫn đầu thế giới, trở lại như thời điểm năm 2019. Trước dịch, khách Trung Quốc chiếm 21% chi tiêu du lịch toàn cầu và khó quốc gia nào có thể thay thế, theo Statista. Báo cáo của Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới năm 2023 cho thấy khách Trung Quốc đại lục đã vượt qua các thị trường khác về chi tiêu mua sắm với trung bình mỗi chuyến đi là 1.350 USD/người, đóng góp đáng kể cho thị trường du lịch toàn cầu.

Theo khảo sát từ China Daily, số ngày đi du lịch quốc tế của khách Trung đã tăng từ 9 ngày trước dịch lên 11 ngày sau dịch. Ngân sách trung bình cho các chuyến đi nước ngoài cũng tăng 16%, từ gần 5.000 USD lên 5.700 USD/khách. Kevin Cheong, chuyên gia tư vấn phát triển điểm đến và du lịch, cho biết khách từ các quốc gia khác nếu phải chi tiêu nhiều tiền cho một điểm đến, họ sẽ chọn những nơi sang chảnh như Dubai hay châu Âu, thay vì đến các quốc gia Đông Nam Á; nhưng khách Trung Quốc được cho là "đến đâu cũng tiêu nhiều tiền".

- Ảnh 9.
- Ảnh 10.
- Ảnh 11.

Du khách nước ngoài mua đồ lưu niệm ở vịnh Hạ Long

Ngọc Thắng

Anh Thanh Tùng, một hướng dẫn viên tại thị trường Nhật Bản, dùng từ "kinh hoàng" để diễn tả hình ảnh một đoàn khách Trung Quốc khi tới Ginza - khu mua sắm giàu có bậc nhất ở Tokyo. "Xe vừa dừng là họ tỏa đi khắp nơi. Lịch trình tour chỉ dừng ở đây 2,5 tiếng, nhưng họ xin đổi hành trình, dành 5 tiếng đồng hồ ở khu mua sắm này. Dior, Gucci, Balenciaga… họ đều mua. Không một thương hiệu xa xỉ nào mà họ bỏ qua. Họ vào khu vực hàng hiệu xa xỉ mà "vét" hàng, mỗi tay đầy túi to, túi nhỏ. Khi đến khu Factory Outlet ở gần Fukushima, họ cũng rào rào càn quét, lúc về ai cũng đăng ký đóng thêm mấy thùng đồ. Mình chỉ nhìn hộp đựng thôi đã muốn choáng rồi, chưa tính tổng số tiền bỏ ra. Nhật Bản hiện đang là một trong những thị trường được ưa chuộng nhất của khách Trung vì đồng yen đang suy yếu, giúp họ có các chuyến đi giá rẻ nhưng vẫn được sử dụng các dịch vụ cao cấp. Gần nửa triệu lượt khách Trung đã đến Nhật trong tháng 3, đạt 65% so với năm 2019", anh Tùng kể.

- Ảnh 12.

Thế nhưng, độ sẵn sàng chi tiêu của các du khách Trung Quốc nói riêng và nhiều nước nói chung lại đang tỷ lệ nghịch với khả năng "móc túi" của du lịch VN. Theo Niên giám thống kê 2022, Trung Quốc góp mặt trong danh sách các quốc gia đứng đội sổ về mức chi tiêu bình quân khi đến VN. Trung bình, 1 khách Trung đến VN chỉ tiêu khoảng 884,3 USD (tương đương 22,5 triệu đồng), trong khi tiêu đến hơn 14.000 NDT (gần 49 triệu đồng) tại Hàn Quốc, 15.000 NDT (53 triệu đồng) tại Nhật Bản và 6.000 - 7.000 USD (khoảng 180 triệu đồng) tại Mỹ. Không chỉ Trung Quốc, những thị trường đóng góp lượng khách lớn nhất cho chúng ta cũng nằm cuối bảng xếp hạng chi tiêu. Cụ thể, 1 khách Hàn Quốc đến VN chi tiêu 838,4 USD; Nhật Bản đạt mức chi tiêu bình quân trên đầu người là 972,5 USD; Malaysia là 900,7 USD; Thái Lan: 846,6 USD; Campuchia: 734,9 USD; khách Lào có chi tiêu bình quân thấp nhất của thống kê với chỉ 343,5 USD/người.

"Trung Quốc là thị trường khách chi tiêu số 1 thế giới. Họ được mệnh danh là "con gà đẻ trứng vàng" của các quốc gia du lịch, không chỉ nhờ số lượng mà vì rất thích hàng hiệu và chi tiêu không cần suy nghĩ. Khách Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản cũng vậy, họ chi hàng trăm triệu đồng mua hàng hiệu, vài chục triệu chỉ để mua quà lưu niệm trong những khu mua sắm bình dân. Nhưng đến VN họ chi tiêu ít vì không có gì đặc biệt cho họ mua", ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG), người được mệnh danh là "vua hàng hiệu", nói đầy tiếc nuối.

- Ảnh 13.

Người nước ngoài mua sắm tại siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh (Q.1)

Nhật Thịnh

Phân tích kỹ hơn về hệ thống sản phẩm nghèo nàn của VN, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết: Cả về hàng địa phương lẫn hàng hiệu, chúng ta đều chưa có sản phẩm tốt. Khách đến Nhật muốn mua hàng nội địa Nhật, sang Thái Lan muốn tìm mua đồ Thái, tới Hàn Quốc là "lao" đến các khu mua sắm đồ nội địa Hàn, nhưng hầu như không ai tới VN tìm mua đồ Việt. Tại các điểm tham quan, khu chợ đêm, khu phố đi bộ chỉ bày bán lẻ tẻ những món đồ tạp nham, chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc. Trong khi đó, "trận địa" hàng hiệu gần như bỏ trống khi chưa có chính sách để phát triển các khu factory outlet, cửa hàng miễn thuế dưới phố…

"Đừng nghĩ người Trung Quốc được khuyến khích đi đảo Hải Nam mua đồ miễn thuế, họ có các khu thương mại tự do, có các khu miễn thuế lớn rồi thì họ không có nhu cầu ra nước ngoài mua hàng hiệu. Mỗi thị trường có đặc trưng riêng. Dân số Trung Quốc tới hơn 1,4 tỉ người, mà đảo Hải Nam cũng chỉ thu hút được vài chục triệu người tới mua sắm. Số còn lại đi đâu? Họ rải đều khắp thế giới và đặc trưng của người Trung Quốc là hễ đi du lịch thì phải mua sắm. Dù họ đã mua bên châu Âu rồi nhưng qua tới Úc, tới Singapore, Thái Lan thấy đồ ưa thích lại mua tiếp. Chưa kể, văn hóa người Trung Quốc đi chơi về phải có quà nên họ mua đồ lưu niệm, mua quà cho người thân, bạn bè, dòng họ rất đông. Tương tự, Hàn Quốc cũng vậy. Các khu cửa hàng miễn thuế dưới phố của Hàn Quốc mang về giá trị tới 16 tỉ USD mỗi năm nhưng chỉ dành cho khách quốc tế. Người dân Hàn Quốc cũng bị vướng quy định, phải ra nước ngoài mua hàng hiệu", ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận định.

"Nói vậy để thấy, chúng ta không cần lo thiếu khách. Chúng tôi độc quyền 138 thương hiệu trên thế giới, đã đàm phán được với các nhà cung cấp để đạt được mức giá bán bằng giá tại Pháp, tại Singapore và thấp hơn ở Trung Quốc. Với lợi thế về địa lý, về giá, nếu được tạo điều kiện để hình thành những khu factory outlet, cửa hàng miễn thuế dưới phố, những khu phi thuế quan, khu thương mại tự do thì VN sẽ là thỏi nam châm hút khách quốc tế tới tiêu tiền", ông Johnathan Hạnh Nguyễn chỉ rõ.

- Ảnh 14.

- Ảnh 15.
- Ảnh 16.
- Ảnh 17.
- Ảnh 18.
- Ảnh 19.
- Ảnh 20.

Du khách nước ngoài tham quan chợ Bến Thành

Nhật Thịnh

- Ảnh 21.

- Ảnh 22.

TS Lương Hoài Nam cũng cho rằng du lịch mua sắm đang là một khoảng trống quá lãng phí của du lịch VN. Một khu factory outlet có thể giữ chân du khách 1 ngày và nguyên tắc của du lịch là khách càng ở lâu, lưu trú dài thì càng chi tiêu nhiều. Không chỉ hàng hiệu, các mặt hàng lưu niệm tại địa phương cũng chưa được chú trọng đầu tư, hàng hóa nội địa không được cam kết chất lượng, không có những địa điểm mua sắm phù hợp để du khách tiêu tiền. Singapore là điển hình cho thấy một nền công nghiệp du lịch mua sắm lợi hại như thế nào, không chỉ hút một lượng khách "khủng" quanh năm mà còn mang về doanh thu rất lớn.

"Nếu nói về du lịch mua sắm, khách Trung Quốc vẫn phải là đối tượng nhắm tới hàng đầu. Khách châu Âu đi du lịch nhẹ, không có thói quen mua đồ lưu niệm hay mua quà về cho gia đình. Nếu đẩy du lịch mua sắm hàng nội địa cho các đối tượng khách này thì thật ra họ không có nhu cầu. Còn khách Trung Quốc thì cái gì họ cũng mua. Tôi cũng không thể lý giải tại sao khách Trung Quốc họ mua sắm kinh khủng như vậy. Sang VN, cái gì khách Trung cũng hốt hết, từ cà phê tới hoa quả sấy… Đến cả nệm Kymdan họ cũng vác về. Vì thế, nếu tổ chức được những khu mua sắm chất lượng, tiện lợi về thanh toán thì không chỉ thu về ngoại tệ cho ngành du lịch mà nông sản VN cũng sẽ có đầu ra rất tốt, hỗ trợ cho phần còn yếu từ xuất khẩu", TS Lương Hoài Nam nhìn nhận.

Đồng tình, PGS-TS. Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, cũng cho rằng thời điểm các địa phương quyết tâm phát triển kinh tế đêm chính là "thời cơ vàng" để VN khai phá mảnh đất màu mỡ du lịch mua sắm. Bởi một mô hình kinh tế đêm cần đáp ứng đầy đủ 3 cấu phần: vui chơi, ăn uống và mua sắm. Khu phức hợp kinh tế đêm sẽ bao gồm cả thiên đường ẩm thực; không gian vui chơi giải trí và khu mua sắm có thể bán hàng lưu niệm, hàng truyền thống VN hay các khu outlet, hàng hiệu, hàng miễn thuế được đảm bảo chất lượng, có kiểm soát. Phát triển du lịch mua sắm sẽ tích cực kích cầu mua sắm và tăng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến VN. Đồng thời, thúc đẩy ngành dệt may, ngành thời trang trong nước phát triển. Từ thiên đường mua sắm, VN có thể tiến tới trung tâm thời trang.

"Chiến lược kích cầu du lịch thông qua mua sắm cần được xem là một phần của Chiến lược phát triển du lịch VN cũng như Chiến lược xuất khẩu hàng hóa VN để xây dựng những chính sách thật sự mang tính khuyến khích. Chúng ta cần sớm có một trung tâm mua sắm dành riêng du khách quốc tế tại các điểm du lịch hàng đầu của cả nước để những quyền lợi cơ bản của du khách được đảm bảo.

- Ảnh 23.

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.