Thói quen khó bỏ

11/12/2011 00:49 GMT+7

Cuộc họp cấp cao mới rồi là dấu mốc rất quan trọng cho EU bởi kết quả đạt được đó cho thấy lần đầu tiên liên minh chấp nhận phân hóa nội bộ để củng cố liên kết. Đức và Pháp, nhất là Đức, về cơ bản đã đạt được mục đích.

Cuộc họp cấp cao mới rồi là dấu mốc rất quan trọng cho EU bởi kết quả đạt được đó cho thấy lần đầu tiên liên minh chấp nhận phân hóa nội bộ để củng cố liên kết. Đức và Pháp, nhất là Đức, về cơ bản đã đạt được mục đích.

Nhưng cả Anh cũng đạt được mục đích riêng với quyết định phủ quyết ý định của 17 thành viên nhóm eurozone muốn sửa đổi cả hiệp ước EU để cứu đồng euro. Ngoài Anh, 9 thành viên EU không sử dụng đồng euro khác đã thuận theo ý định này.

Hành động của Anh không có gì khó hiểu. Nước này không tham gia eurozone nên không sẵn sàng sửa đổi những thỏa thuận đã được cả 27 nước nhất trí chỉ vì cứu đồng tiền chung của 17 thành viên. Anh lo ngại sửa đổi sẽ tác động tiêu cực tới trung tâm tài chính London. Thị trường tài chính London đóng góp 11% GDP, tạo ra 1,3 triệu việc làm và hằng năm mang lại 60 tỉ bảng cho ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tài chính khủng hoảng, thất nghiệp cao, Thủ tướng David Cameron không thể quyết định khác.

Anh là thành viên EU từ 38 năm nay nhưng không thật sự mặn mà với tiến trình nhất thể hóa châu lục. Liên minh tiền tệ châu u và nhiều hiệp ước chung khác vì Anh mà nhiều lần chậm trễ. Bây giờ lại thêm chuyện cứu đồng euro. Anh rất dị ứng với vai trò hăng hái đi đầu, lấn lướt, áp đặt và chế ngự của Đức và Pháp cũng như đặc biệt lo ngại về cái gọi là “Trục Đức - Pháp” trong EU. Ông Cameron biết quyết định của mình sẽ khiến Anh bị cô lập và EU phân rẽ nhưng lợi ích riêng khó từ và thói quen riêng khó bỏ.

La Phù

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.