Ủy ban Quốc gia chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 bao gồm 29 thành viên, do Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh làm chủ tịch. Các phó chủ tịch là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung. Tổng thư ký ủy ban là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng. Ngoài ra, Ủy ban có 25 ủy viên là thứ trưởng và lãnh đạo các bộ, ngành, các ban Đảng...
Đây không phải số lượng thành viên cứng, mà chủ tịch ủy ban có thể bổ sung các thành viên là lãnh đạo các ban, ngành, địa phương... trong trường hợp cần thiết.
Sự kiện đối ngoại đa phương lớn nhất
Phát biểu tại lễ ra mắt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết việc ra mắt ủy ban chuẩn bị cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 thể hiện đường lối, chính sách đối ngoại nhất quán của VN về chủ động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh hợp tác sâu rộng với ASEAN. Thủ tướng lưu ý, VN luôn xác định ASEAN là đối tác ưu tiên, là “hòn đá tảng” trong ngoại giao đa phương. Đó cũng chính là tinh thần của Chỉ thị số 25/2018 về việc đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến 2030 của Ban Bí thư, là kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại đa phương trong hơn 10 năm tới, mà trong đó ASEAN đứng ở ưu tiên hàng đầu.
tin liên quan
Thủ tướng: Thực hiện thành công năm Chủ tịch ASEAN 2020 với tinh thần đội tuyển bóng đáThủ tướng cho rằng, sự cộng hưởng của tất cả những sự kiện trên trong năm 2020 sẽ tạo ra những vận thế mới để phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng đất nước, nâng cao vị thế, hình ảnh VN; khẳng định VN coi trọng, trông đợi và sẵn sàng làm hết sức mình để năm Chủ tịch ASEAN thành công.
Sau lễ ra mắt, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã chủ trì phiên họp đầu tiên của ủy ban với tư cách chủ tịch.
Đàm phán COC quan trọng là chất lượng
Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về việc liệu VN có tận dụng được vị thế Chủ tịch ASEAN để thúc đẩy đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với Trung Quốc và đoàn kết được ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề trên biển, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Tổng thư ký ủy ban, cho biết cho dù quốc gia nào là Chủ tịch ASEAN thì COC vẫn là một quá trình thương lượng và đàm phán riêng rẽ.
Là nước chủ tịch, chúng ta có trách nhiệm và sẽ phải quan tâm đến rất nhiều nội dung, cũng như có được sự quan tâm và vị nể của các nước bạn, nên tiếng nói của chúng ta cũng có những sức nặng nhất định, là cơ hội để chúng ta có thể thuyết phục hoặc huy động các ý kiến phù hợp với quan điểm, lợi ích của chúng ta.
Về mốc thời gian 3 năm đàm phán xong COC mà Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng nói đến, Thứ trưởng Dũng cho biết: “COC là một cuộc thương lượng, đàm phán nên không phải một phía có thể quyết định được. VN luôn là một đối tác đàm phán rất tích cực trong tiến trình COC, nhưng chúng ta không phụ thuộc vào mốc thời gian. Chúng ta và các nước đều muốn sớm nhất có được bộ quy tắc ứng xử này, nhưng cái quan trọng là chất lượng của bộ quy tắc. Thời gian sớm được thì tốt, nhưng nếu không sớm được như ý muốn chúng ta cũng phải chấp nhận, bởi ưu tiên của chúng ta là chất lượng văn bản đó như thế nào”.
Cập nhật với Thanh Niên về tiến trình đàm phán COC hiện nay, Thứ trưởng Dũng thông tin theo thỏa thuận, tiến trình đàm phán sẽ gồm 3 lần đọc toàn bộ văn bản (đọc ở đây là vừa biên tập, vừa thương lượng). Cho đến hiện nay, COC mới đi được nửa đường của lần đọc thứ nhất.
Bình luận (0)