Tại Hội nghị phản biện, góp ý đề án “Thu phí ô tô lưu thông vào trung tâm thành phố để hạn chế ùn tắc giao thông” do Ủy ban MTTQVN TP.HCM tổ chức sáng qua, Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong (ITD), chủ nhân của đề án đã đề xuất ban hành phí ùn tắc.
tin liên quan
Thu phí ô tô vào trung tâm TP.HCM sẽ càng 'gây bức xúc cho người dân'Ông Nguyễn Lê Ninh cho rằng, người dân đã quá ngán ngẩm việc đường một đằng, trạm thu phí đặt một nẻo của nhiều dự án BOT, nên đề xuất xây dựng trạm để thu phí sẽ lại càng gây bức xúc cho người dân.
Tên mới để né "phí chồng phí"
|
Không đồng tình với căn cứ pháp lý của dự án, luật sư Trương Hiền Hòa cho rằng hiện nay luật Phí và Lệ phí đang là cơ sở pháp lý để HĐND các tỉnh có ý kiến về các loại phí liên quan quản lý đường bộ do địa phương quản lý. Trong phụ lục kèm theo luật không có phí ùn tắc giao thông. Theo bà, phí ùn tắc giao thông nên nằm trong phí sử dụng đường bộ. TP.HCM nên ban hành một danh mục về phí sử dụng đường bộ, chia ra nhiều loại theo từng khu vực, thời điểm khác nhau, trong đó có khung giờ thu phí chống kẹt xe nội đô, như vậy sẽ phù hợp hơn.
Ông Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ GTVT cũng phản bác không thể dùng cơ sở phí sử dụng đường bộ để thu phí ùn tắc giao thông vì bản chất 2 việc thu hoàn toàn khác nhau. Phí sử dụng đường bộ được thu hằng năm trên đầu phương tiện cơ giới đường bộ. Còn phí ùn tắc chỉ thu đối với ô tô ra vào khu vực thu phí hoặc các khu vực có ảnh hưởng gây ùn tắc cao. Vì vậy, muốn đề án đạt tính khả thi, phải kiên trì thuyết phục, có văn bản đề nghị lên HĐND xin tạo mục phí mới. Đặc biệt, khi TP.HCM đã có cơ chế đặc thù, có thể kiến nghị Quốc hội để xin bổ sung thêm loại phí này.
tin liên quan
Có nên thu phí ô tô vào trung tâm TP.HCM?Sau một thời gian gián đoạn, dự án “Thu phí sử dụng đường bộ ô tô lưu thông vào trung tâm thành phố để hạn chế ùn tắc giao thông” lại vừa được UBND TP.HCM cho phép tái khởi động.
Hiệu quả chỉ là suy diễn ?
Theo tính toán của ITD, sau khi đề án chính thức triển khai, số lượng chuyến đi sử dụng ô tô con sẽ giảm khoảng 49%, lượng xe khách thương mại, xe tải di chuyển trong khu vực nội đô giảm 7,5% và thị phần vận tải hành khách công cộng tăng 8%, vận tốc lưu thông tăng 10,3%.
PGS-TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Hội đồng Tư vấn khoa học - kỹ thuật - môi trường thuộc UBMTTQ VN TP.HCM nói thẳng, đây chỉ là tính toán của nhà đầu tư, các con số phần lớn là giả định, suy diễn, không có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn. Ông Ninh nhận định: Với những người đã có điều kiện mua ô tô thì mức thu 30.000 - 50.000 đồng/lượt không phải là vấn đề to tát. Còn hệ thống xe buýt hiện nay không phù hợp với 74% người dân TP đang hằng ngày đi làm bằng phương tiện cá nhân. Vì vậy, hy vọng thu phí sẽ hạn chế được ô tô cá nhân, tăng nhu cầu sử dụng phương tiện công cộng là khó khả thi. “Tăng lệ phí cũng phải từ thặng dư giá trị năng suất lao động của công nhân, cán bộ công nhân viên chức, không phải cứ vin vào cơ chế đặc thù để muốn tăng gì thì tăng, thu gì thì thu”, ông Ninh nói.
Thành viên hội đồng tư vấn phản biện UBMTTQ, ông Đồng Văn Khiêm, cho rằng đề án tập trung giải quyết nguyên nhân gây ùn tắc giao thông do phương tiện cá nhân quá nhiều. Muốn vậy, phải điều tra, đánh giá tác động của đối tượng này bằng những con số cụ thể, từ đó mới lên phương án sẽ hạn chế được những loại xe nào, giảm được bao nhiêu phần trăm. Chưa kể ở nước ta hiện nay, bất kỳ loại phí nào tăng là vật giá cũng tăng theo. Trong điều kiện hiện nay, hệ thống vận tải công cộng chủ đạo ở TP.HCM chỉ có thể là xe buýt. Nhưng không có đường riêng, xe buýt không thể chạy đúng giờ nên không nhiều người sử dụng để đi làm. Nếu giảm ô tô, phải tính đến trường hợp nhiều người chuyển qua đi xe máy. “Phải giải quyết được tất cả vấn đề trên thì mới có thể khẳng định được tính khả thi. Với đề án này, muốn thành công cần có sự đồng thuận tuyệt đối từ nhân dân và quyết tâm cao của lãnh đạo TP”, ông Khiêm nhấn mạnh.
|
Bình luận (0)