Theo ghi nhận của chúng tôi, khoảng 15 giờ 30 phút mỗi ngày, các “tiểu thương” lại chở rau quả, thịt, cá… tới rồi ngang nhiên bày bán dọc đoạn quốc lộ này, kéo dài khoảng 50 m. "Chợ cóc" nhộn nhịp từ 16 giờ đến khoảng 19 giờ, thời điểm hàng nghìn công nhân tan ca ra về. Người mua, kẻ bán, hàng quán và xe cộ tràn cả ra nửa làn đường khiến giao thông nhiều khi bị ách tắc, tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông.
tin liên quan
Không dẹp nổi chợ tự phátTheo Sở Công thương tỉnh Đồng Nai, trong năm 2015, các địa phương đăng ký giải tỏa 49 chợ tự phát nhưng đến nay mới chỉ giải quyết được…một chợ.
Ông Lê Văn Đoan (55 tuổi, ngụ tại thôn Trung Phong, xã Quảng Phong) cho biết, "chợ cóc" này đã tồn tại nhiều năm, chính quyền địa phương nhiều lần tổ chức dẹp bỏ nhưng chưa có hiệu quả. “Nhiều loại xe, nhất là xe tải, xe khách chạy qua đây, chợ thì lấn cả ra đường, rất nguy hiểm. Ban đầu chợ tự phát chỉ bán thực phẩm, đồ ăn cho công nhân nhưng gần đây, nhiều người dân địa phương khi đi làm về, đón con đi học về cũng ghé qua mua thức ăn nên ngày càng đông người”, ông Đoan nói.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Hưng, Phó chủ tịch UBND xã Quảng Phong cho biết, Công ty TNHH giày ALINA có hơn 1.000 công nhân và chợ họp trái phép trước cổng công ty diễn ra từ năm 2016. UBND xã đã chỉ đạo lực lượng công an xã, cán bộ thôn tuyên truyền, cấm họp chợ nhưng chợ vẫn hoạt động. UBND huyện cũng đã yêu cầu công an huyện phối hợp, nhiều lần tổ chức kiểm tra, lập biên bản những người buôn bán tại chợ nhưng cứ xóa xong hôm nay thì ngày mai chợ lại họp trở lại.
“Chúng tôi còn lập chốt trực nhiều ngày, mạnh tay thu giữ các loại hàng hóa bày bán tại "chợ cóc" này nhưng hôm sau người ta lại chở rau củ, thịt, cá đến bày bán. Cuộc họp nào huyện cũng nhắc nhở nhưng xã chưa có biện pháp hữu hiệu. Đầu năm 2016, xã đề nghị công ty mở một lối đi khác để giảm bớt lượng công nhân cùng lúc ùa ra đường nhưng đến nay việc này vẫn chưa được thực hiện”, ông Hưng nói.
Bình luận (0)