Nơi xuất phát những con tàu bí mật vào Nam
Ngày 18/8/1960, một con tàu gỗ gắn máy thủy động cơ xuất phát từ Cồn Tra (xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Tre) mở đường đầu tiên (thời kỳ chống Mỹ) ra Bắc để xin chi viện vũ khí. Trên tàu này gồm có 8 đồng chí, do ông Lê Công là Bí thư chi bộ kiêm thuyền trưởng. Mật khẩu vượt biển vào lãnh hải miền Bắc xã hội chủ nghĩa là: “Đơn vị 106B đi tìm anh 3D”. Sau 4 ngày đêm vượt trùng dương, tàu của ông Lê Công đến miền Bắc an toàn, cuộc hải hành trên được hoàn toàn giữ kín. Sau khi ở lại Bắc gần hai năm để học đường lối, chủ trương của Đảng các thành viên trên tàu Lê Công được đưa đến bến Đồ Sơn (K.15) chờ bố trí tàu vận chuyển vũ khí vào Nam.
|
Tại bến Đồ Sơn, đêm 11/10/1962, chiếc tàu gỗ gắn máy mang tên “Phương Đông 1” chở 30 tấn vũ khí do thuyền trưởng Lê Văn Một và Chính trị viên Bông Văn Dĩa chỉ huy, xuất phát lên đường vào Nam. Trước khi xuất phát, đích thân các nhà lãnh đạo Phạm Hùng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Văn Trà đến bến cảng Đồ Sơn động viên cán bộ, chiến sĩ trên tàu. Đồng chí Phạm Hùng nói: “Các đồng chí là những người đầu tiên mở ra con đường biển Bắc - Nam này. Nó cũng giống như trên Trường Sơn kia, các đồng chí là những người tiên phong đi khai sơn phá thạch”. Sau 5 ngày vượt biển Đông, ngày 16/10/1962, tàu đến cửa Bồ Đề và cặp bến Vàm Lũng (xã Tân n, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) an toàn. Đây là chuyến chở vũ khí đầu tiên vào Nam bằng đường biển và con đường vận tải chiến lược trên biển Đông chính thức ra đời. Sau này, ông Bông Văn Dĩa được tuyên dương Anh hùng các LLVT Nhân dân.
Kế đến, ngày 11/11/1962, tàu của ông Lê Công được lệnh trở vào Nam, chở theo 75 tấn vũ khí. Ngày 18/11/1962, tàu cặp bến an toàn tại Vàm Lũng (Cà Mau). Đây là chuyến thứ hai chở vũ khí vào Nam thành công sau chuyến đầu tiên “Phương Đông 1” của ông BôngVăn Dĩa. Tàu trên còn có mật danh là "Phương Đông 2”.
Sau những chuyến tàu chở vũ khí đầu tiên do chính các chiến sĩ từ miền Nam xin chi viện, từ cuối năm 1962 đến 1972, tại Đồ Sơn (Hải Phòng) đã có gần 100 lượt tàu của Đoàn 125 HQ xuất phát “chở hàng” chi viện cho chiến trường miền Nam. Điểm đến là các bến: Tân n (Cà Mau), Thạnh Phong (Bến Tre), Vũng Rô (Phú Yên), Lộc An (Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu), Đức Phổ, Sa Kỳ, Ba Làng An (Quảng Ngãi). Tất cả đã vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí và hàng trăm cán bộ cốt cán; góp phần làm nên nhiều chiến thắng vang dội. Hiện nay, di tích còn lại của bến Đồ Sơn (K.15) là 15 trụ bê-tông cầu cảng, cách mép bờ khoảng 30m. Còn trên bờ còn lại là một số nền móng kho hàng, bể nước.
Những bến tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam ít được nhắc đến
Ngoài những bến đã được báo chí nhắc đến nhiều như Thạnh Phong (Bến Tre), Vàm Lũng (Cà Mau), Vũng Rô (Phú Yên)... thì bến đến Lộc An và các bến đến tại Quảng Ngãi vẫn lặng lẽ theo năm tháng dù rằng trước đó, các bến tiếp nhận này đã góp phần rất lớn vào các chiến công tại miền Đông Nam bộ và Khu 5.
Bia lưu niệm bến đến Thạnh Phong - đường Hồ Chí Minh trên biển - tại đầu Vàm Khâu Băng do Lữ đoàn 125 HQ xây dựng |
Nhưng các bến đến tại Quảng Ngãi mới thật mang nhiều ấn tượng. Tại đây, Đoàn 125 HQ đã tổ chức 4 chuyến (2 chuyến vào bến Đức Phổ, 1 chuyến vào bến Sa Kỳ, 1 chuyến vào bến Ba Làng An). Cả 4 chuyến đều gặp địch, cán bộ, chiến sĩ trên tàu đã anh dũng chiến đấu, hủy tàu để không lọt vào tay địch và sau đó anh em thủy thủ vượt ngược Trường Sơn ra miền Bắc trở về đơn vị. Chuyến 1 (vào Đức Phổ - Quảng Ngãi): Ngày 19/11/1966, tàu mang số hiệu 41 được lệnh chở 59 tấn vũ khí vào Đức Phổ, trên tàu có 17 chiến sĩ, do thuyền trưởng Hồ Đắc Thanh và Chính trị viên Đặng Văn Thanh chỉ huy. Trên đường vượt biển, gặp thời tiết xấu nên tàu phải dừng lại nhiều lần trên biển. Đến đêm 23/11, tàu tiếp tục đi và đêm 26/11 tàu đến bến qui định, thả hàng trong điều kiện sóng to gió lớn. Rạng sáng 27/11, lúc tàu chuẩn bị quay ra thì bị mắc cạn. Để giữ bí mật, Chi ủy và chỉ huy tàu quyết định hủy tàu. Có điều tàu nổ không đúng thời gian đặt chất nổ làm 2 chiến sĩ hy sinh là Trần Nhợ và DươngVăn Lộc. Trong khi đó 15 thành viên còn lại, đã vào được đến bờ, sau đó tất cả đi bằng đường bộ, vượt dãy Trường Sơn và mãi đến 4 tháng sau mới trở về đơn vị an toàn. Chuyến 2 (vào Sa Kỳ): Ngày 14/3/1967, tàu 43 do thuyền trưởng Nguyễn Đức Thắng và Chính trị viên Trần Quốc Tuấn, được lệnh chở 50 tấn vũ khí vào Sa Kỳ - Quảng Ngãi. 2 giờ sáng ngày 18/3/1967, khi tàu còn cách Sa Kỳ vài chục hải lý, anh em trên tàu thấy tàu địch bám theo tàu ta, còn trên không thì máy bay địch quần thảo, thả pháo sáng liên hồi, làm sáng rực cả một vùng biển đêm. Trước tình hình nguy cấp trên, anh em thủy thủ trên tàu quyết định phá vòng vây đưa tàu vào bến. Khi phá vòng vây, 3 tàu chiến địch bám theo, tàu 43 buộc phải nổ súng và cuộc chiến đấu quyết liệt diễn ra sau đó. Tàu chiến địch gọi điện cho nhiều máy báy đến yểm trợ. Cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra 3 giờ liền, tàu ta bị trúng đạn nặng, tình thế mỗi lúc thêm bất lợi, nếu tiếp tục chiến đấu, trời sẽ sáng và nhất định địch sẽ tăng cường lực lượng vây tàu ta. Nhận định vậy nên cấp ủy và chỉ huy tàu quyết định hủy tàu để không lọt vào tay địch. Hủy tàu xong, anh em thủy thủ bơi vào bờ an toàn rồi tìm đường trở ra Bắc. Chuyến 3 (vào Ba Làng An): Ngày 6/7/1967, tàu 148 gồm 18 đồng chí, do đồng chí thuyền trưởng
|
Từ năm 1968 đến 1972, Đoàn 125 HQ chuyển hướng, tập trung vận chuyển vũ khí Bắc - Nam vào sâu tận biển Nam bộ, chủ yếu đến bến Thạnh Phong (Bến Tre) và Tân n (Cà Mau). Đến ngày 21/11/1970, tàu 176 do đồng chí Lê Xuân Ngọc làm thuyền trưởng và đồng chí Trần Thành Trung là Chính trị viên chỉ huy bị lộ khi sắp vào bến Thạnh Phong (hủy tàu, ta hy sinh 10 đồng chí) từ đó, các tàu vận chuyển chuyển hẳn vào cặp bến ở các bến thuộc xã Tân n. Tại các bến ở Thạnh Phong và Cà Mau, còn là nơi diễn ra nhiều trận chiến ác liệt, anh dũng của cán bộ, chiến sĩ vận tải Đoàn 125 HQ anh hùng và quân dân địa phương với máy bay, tàu chiến, các cuộc hành quân qui mô lớn của địch để bảo vệ tàu và hàng. Các trận chiến đấu đó là những tấm gương cao đẹp về phẩm chất và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của cán bộ, chiến sĩ Hải quân, đồng thời nói lên tính chất khốc liệt, đầy khó khăn nguy hiểm của công tác vận chuyển vũ khí bằng đường biển chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần đưa đến ngày đại thắng 30/4/1975.
Phan Lữ Hoàng Hà
(Nguồn: tư liệu thống kê của Đoàn 125 HQ)
Bình luận (0)