Việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, số lượng từng loại thuốc được TTMSTTTQG tổng hợp từ đề xuất của tất cả các cơ sở y tế trên toàn quốc có nhu cầu sử dụng. Liên quan vấn đề này, bà Ngọc Bảo vừa trả lời phỏng vấn Thanh Niên.
Hiệu quả của ĐTTT được thể hiện thế nào?
Về hiệu quả kinh tế, các gói thầu đều giảm được giá so với giá trúng thầu hiện tại của các cơ sở y tế. Cụ thể: năm 2017 gói thầu mua thuốc biệt dược gốc tiết kiệm được 114,315 tỉ đồng so với giá kế hoạch (tương ứng với 6,9% giá trị gói thầu); gói thầu mua các thuốc generic tiết kiệm được 362,862 tỉ đồng so với giá kế hoạch (tương ứng với 33% giá trị gói thầu).
tin liên quan
Thuốc siêu rẻ, giá nào cũng sản xuất đượcVới gói thầu cung cấp một số thuốc nhóm 3 qua đấu thầu đã tiết kiệm 17,266 tỉ đồng so với giá kế hoạch, tương ứng với giảm 23,46%.
ĐTTT dẫn đến thực tế số lượng rất lớn thuốc chỉ do một nhà thầu cung ứng, rất khó đảm bảo về số lượng và gây thiếu thuốc do không cung ứng kịp thời. Ngoài ra, còn có thể tạo ra tình trạng độc quyền giá. Giải pháp cho vấn đề này?
Theo quy định của luật Đấu thầu và các văn bản dưới luật về đấu thầu, đấu thầu thuốc chỉ lựa chọn một nhà thầu trúng thầu đối với mỗi phần của gói thầu, sẽ cung cấp thuốc trong thời gian 2 năm cho các cơ sở y tế trên toàn quốc, điều này dẫn đến một số khó khăn như: sau khi ký thỏa thuận khung với TTMSTTTQG, một nhà thầu phải ký kết một số lượng lớn hợp đồng với các cơ sở y tế trên toàn quốc gây mất nhiều thời gian, công sức cho nhà thầu, khó khăn trong việc đảm bảo thời hạn hoàn thành việc ký kết hợp đồng trước khi cung ứng thuốc cho cơ sở y tế.
|
Trong tương lai, số lượng thuốc cung ứng lớn cho tất cả các cơ sở y tế toàn quốc là rất lớn, mà nếu chỉ có một nhà thầu thì có thể gây nguy cơ thiếu thuốc cung ứng, dù hiện tại đối với các gói thầu đang thực hiện của TTMSTTTQG chưa gặp phải. Thêm vào đó, cũng có ý kiến cho rằng, việc các nhà cung cấp, sản xuất khác không trúng thầu sẽ dẫn đến tình trạng sau một đợt ĐTTT chỉ còn các đơn vị trúng thầu cung ứng hoặc sản xuất mặt hàng thuốc đó, các đơn vị không trúng thầu sẽ không nhập khẩu hoặc sản xuất nên có thể dẫn đến tình trạng độc quyền, các đợt đấu thầu lần sau sẽ mất tính cạnh tranh, nên có thể dễ dẫn đến tăng giá thuốc... Tuy nhiên, cần xem xét đánh giá thêm.
Để tăng cường hiệu quả ĐTTT cấp quốc gia và đàm phán giá, TTMSTTTQG đang đề xuất tổ chức ĐTTT thuốc, vật tư y tế, qua đó lựa chọn danh sách một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu để ký kết thỏa thuận khung với TTMSTTTQG theo nguyên tắc: nhà thầu xếp hạng thứ nhất được phép cung ứng 50% số lượng mời thầu; một số nhà thầu xếp hạng kế tiếp được cung ứng từ 10 - 30% số lượng mời thầu nếu thương thảo thành công về giá trúng thầu thấp nhất.
Bệnh viện thiếu thuốc do chỉ có một nhà cung ứng
Liên quan đến công tác ĐTTT, vẫn còn nhiều khó khăn mà các bệnh viện (BV) gặp phải, trong đó, theo phản ánh từ lãnh đạo một số BV, tại các BV tuyến T.Ư hiện đang sử dụng thuốc được cung ứng từ 4 đơn vị đấu thầu: ĐTTT của TTMSTTTQG, ĐTTT của Bảo hiểm xã hội VN, ĐTTT của Sở Y tế nơi BV đóng trên địa bàn và BV tự tổ chức đấu thầu. BV đang gặp một số khó khăn ảnh hưởng đến khám chữa bệnh do hằng năm các BV phải xây dựng rất nhiều kế hoạch lựa chọn nhà thầu gửi các đơn vị ĐTTT; dẫn đến chồng chéo về thời gian và danh mục. BV phải theo dõi nhiều hợp đồng trong cùng thời điểm, các thời điểm kết thúc hợp đồng khác nhau dẫn đến việc điều tiết cũng như theo dõi số lượng thực hiện hợp đồng khó khăn. Đáng lưu ý, thời gian công bố kết quả ĐTTT thường không theo đúng kế hoạch như đã đề ra khiến các BV bị động trong quá trình cung ứng thuốc cho công tác khám chữa bệnh.
|
Bình luận (0)