Đề xuất lương công chức Hà Nội bằng 2,8 lần mức trung bình cả nước

Vũ Hân
Vũ Hân
09/10/2018 08:25 GMT+7

Sáng 8.10, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội thảo lấy ý kiến các ban Đảng, các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội về dự thảo đề án Chính quyền đô thị, trước khi đề án được hoàn thiện để báo cáo Bộ Chính trị vào tháng 12.2018.

Tại hội thảo, đại diện các bộ, ngành góp ý nhiều vào nội dung phân cấp. Theo dự thảo đề án, để tăng tính chủ động, Hà Nội đề nghị được đẩy mạnh phân cấp, tăng thẩm quyền cho TP ở 7 lĩnh vực: quản lý quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý đất đai, tài chính - ngân sách, văn hóa xã hội và tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức. Về mức độ, Hà Nội đề nghị “phân cấp ít nhất ở mức rộng hơn Nghị quyết 54 phân cấp cho TP.HCM”.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn thay mặt Ban Cán sự Đảng Bộ Tài Chính, bày tỏ quan điểm nhất trí phải phân cấp để Hà Nội chủ động hơn về ngân sách, đầu tư. Đặc biệt, ông Tuấn nêu: “Theo Nghị quyết 27, T.Ư 7 thì các tỉnh điều tiết ngân sách về T.Ư và đảm bảo được nhiệm vụ tiền lương được tăng thu nhập cho cán bộ, công chức của mình thêm 0,8 lần nữa là 1,8. Nghị quyết 54 của Quốc hội cho TP.HCM không phải thêm 0,8 nữa thành 1,8, mà thêm 1,8 nữa là thành 2,8. Do vậy, chỗ này tôi đề nghị lãnh đạo TP cân nhắc (để xin cơ chế tương tự TP.HCM). Quan điểm của Bộ Tài chính khi bảo vệ Nghị quyết 54 trước Quốc hội là thấy mức lương 2,8 mới đảm bảo được động lực cho sự phát triển”. Bên cạnh đó, ông Tuấn cho rằng Hà Nội nên từ bỏ cơ chế BT; thay vì đổi đất lấy hạ tầng thì nên bỏ ngân sách giải phóng mặt bằng để đấu giá.
Việc không nên áp dụng một mô hình chính quyền đô thị cho toàn bộ Hà Nội, vì TP bao gồm cả nông thôn và đô thị; không nên bỏ HĐND cấp xã cũng được một số đại biểu tiếp tục khuyến nghị...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.