Gặp mặt nhân chứng Hoàng Sa

20/01/2015 04:48 GMT+7

Ngày 19.1, UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác 2014 và gặp mặt nhân chứng ngày 19.1.1974 khi Trung Quốc nổ súng chiếm đảo.

Ngày 19.1, UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác 2014 và gặp mặt nhân chứng ngày 19.1.1974 khi Trung Quốc nổ súng chiếm đảo.

Từ trái qua: Các ông Võ Như Dân, Trần Văn Dữ và Trương Văn Quảng, những nhân viên khí tượng, địa phương quân, lính hải quân từng làm việc, bảo vệ Hoàng Sa hội ngộ chiều 19.1

Từ trái qua: Các ông Võ Như Dân, Trần Văn Dữ và Trương Văn Quảng, những nhân viên khí tượng, địa phương quân, lính hải quân từng làm việc, bảo vệ Hoàng Sa hội ngộ chiều 19.1 - Ảnh: Nguyễn Tú

Là một trong số 11 nhân chứng Hoàng Sa có mặt tại hội nghị, ông Trần Hòa (ngụ Nam Phước, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) kể tháng 10.1973, khi đó ông mới đôi mươi, đã không nề hà ra Hoàng Sa làm y tá. Trong 3 tháng làm nhiệm vụ, ông nhớ rõ có lần biển động, một tàu cá Trung Quốc không kịp vào bờ đã tấp vào đảo trú ngụ trong đêm, chiếc tàu bị bão biển đánh mất tích, các ngư dân trở thành cư dân bất đắc dĩ của đảo. Vậy là ông Hòa và những người lính địa phương, nhân viên khí tượng giữ đảo nhường cơm xẻ áo cho các ngư dân Trung Quốc dù lương thực trong 3 tháng đã được tính toán chi li vừa đủ. “Ai nỡ ăn no để nhìn kẻ bên mình đang đói”, ông Hòa kể.

Đưa vào giảng dạy lịch sử chủ quyền Hoàng Sa

Năm 2015, UBND huyện Hoàng Sa xây dựng đề án cơ cấu tổ chức của UBND, khởi công Nhà trưng bày Hoàng Sa vào ngày 30.4.2015, phát hành rộng rãi các tài liệu trong nhân dân và đặc biệt là phối hợp Sở GD-ĐT hoàn chỉnh, nghiệm thu và đưa vào sử dụng chương trình giảng dạy lịch sử về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa.

Nhưng sau đợt giữ đảo của ông Trần Hòa, đến đợt của ông Nguyễn Văn Cúc (nay đã 63 tuổi), địa phương quân, thì mọi chuyện đã khác. Ông Cúc nhớ lại, ngày 18.1.1974 đội của ông lên tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) về đất liền thì phát hiện tàu chiến Trung Quốc đang xâm phạm phía nam đảo Hoàng Sa nên HQ-16 chặn đường, buộc tàu Trung Quốc rút lui. Sau đó 6 người trên HQ-16, gồm cả ông Cúc được yêu cầu xuống xuồng trở lại đảo. Đến rạng sáng 19.1.1974, khi ông Cúc vào đến đảo thì phía Trung Quốc bắt đầu dội pháo vào đảo và đổ bộ lính, bắt hết lực lượng VN đang bảo vệ đảo.

“Cách đây 41 năm, anh em chúng tôi đã giữ Hoàng Sa và bị Trung Quốc bắt, tuy nhiên sự thật đảo Hoàng Sa là của chúng ta, chúng tôi còn đây, sống ngày nào thì vẫn khẳng định sự thật đó”, ông Cúc nói.

Tại hội nghị này, UBND huyện đảo Hoàng Sa đã trao giấy khen cho 30 phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương và trung ương thường trú tại TP.Đà Nẵng đã tích cực tham gia tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa. Trong số đó có 27 phóng viên trực tiếp theo các tàu thực thi pháp luật của VN ra vùng biển Hoàng Sa, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 xâm phạm vùng biển VN vào tháng 5.2014. Báo Thanh Niên có hai phóng viên được khen thưởng là Nguyễn Tú và Lê Hoàng Sơn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.