Luật Quốc tịch: Chi tiết nhưng vẫn phải... chờ hướng dẫn

11/07/2009 23:50 GMT+7

Luật Quốc tịch Việt Nam đã có hiệu lực từ 1.7.2009, nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành luật này vẫn chưa được ban hành. Nghe đọc bài

Trả lời Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp (Bộ Tư pháp) khẳng định, việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn không ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện các quy định của luật. Ông Toàn nói:

- Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 là luật khá chi tiết, rất nhiều hướng dẫn

 
Ông Nguyễn Văn Toàn
chi tiết trước đây của Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31.12.1998 đã được đưa vào thành các điều khoản trong luật. Nói chung, những quy định cụ thể về các điều kiện, thủ tục xin nhập, thôi, trở lại quốc tịch Việt Nam cho phép khi luật có hiệu lực là có thể thi hành được ngay, không nhất thiết phải chờ văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề mà luật đã giao cho Chính phủ quy định thì phải chờ Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật thì mới thực hiện được (ví dụ như thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và thủ tục nhập quốc tịch đối với những người không quốc tịch sống ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên). Tuy có hơi chậm một nhịp, xong các văn bản nêu trên đang được chuẩn bị khẩn trương, dự thảo nghị định đã được trình Chính phủ để xem xét và rất có thể sẽ được ban hành trong tháng 7 này.

* Thưa ông, trong Luật Quốc tịch Việt Nam quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch VN thì phải đăng ký để giữ quốc tịch VN. Làm thế nào xác định được người chưa mất quốc tịch trong trường hợp họ đã mất hết giấy tờ tùy thân?

- Khoản 2 Điều 13 của luật quy định: người Việt định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch thì trong vòng 5 năm kể từ ngày luật có hiệu lực phải đăng ký với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch. Tuy nhiên trên thực tế, qua thông tin ban đầu mà chúng tôi có được, có một số lượng không nhiều bà con định cư ổn định ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam còn hạn sử dụng, có một số ít người còn giữ được giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của họ (giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh thư, chứng nhận kết hôn...), còn lại hầu hết đều không còn giấy tờ để chứng minh quốc tịch Việt Nam của mình.

Thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam sẽ được quy định khá đơn giản theo hướng: nếu người đăng ký giữ quốc tịch có đầy đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, thì cơ quan đăng ký ghi vào Sổ đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là người đó có quốc tịch Việt Nam; nếu không có đầy đủ giấy tờ hoặc giấy tờ không rõ thì cơ quan đăng ký phối hợp với các cơ quan liên quan sẽ tiến hành xác minh theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an để xác định người đó có quốc tịch Việt Nam hay không.

* Còn đối với việc nhập quốc tịch cho những người không quốc tịch hoặc quốc tịch không rõ ràng đang sinh sống trên lãnh thổ VN sẽ được thực hiện theo quy trình như thế nào?

- Theo thống kê chưa đầy đủ của các địa phương, hiện có khoảng gần chục ngàn người không quốc tịch sống trên toàn lãnh thổ Việt Nam, họ chủ yếu là những người di dân tự do ở các tỉnh biên giới giữa nước ta với Lào, Campuchia và Trung Quốc; ngoài ra có một số là người Campuchia tị nạn và người gốc Hoa sống tại một số thành phố lớn. Luật quy định ưu tiên giải quyết theo thủ tục đơn giản, rút gọn và miễn một số điều kiện, trong đó có miễn nộp lệ phí cho bà con thuộc diện này.

Thủ tục nhập quốc tịch cho những người thuộc diện này được đơn giản hóa theo hướng là hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam chỉ gồm Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định; không nhất thiết phải nộp chứng chỉ tiếng Việt, giấy tờ tùy thân, bản sao thẻ thường trú, giấy tờ chứng minh đảm bảo cuộc sống ở Việt Nam; thời gian giải quyết nhập quốc tịch cũng sẽ ngắn hơn.

Còn đối với những người không quốc tịch sống ổn định ở Việt Nam chưa đủ 20 năm (tức là ở Việt Nam từ sau ngày 1.7.1989 đến nay) nếu muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì phải theo thủ tục thông thường như người nước ngoài khác.

* Thưa ông, việc chậm có văn bản hướng dẫn có làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người trong diện được nhập quốc tịch theo thủ tục rút gọn không? Bởi vì trên thực tế, khi chưa có đủ văn bản hướng dẫn là các địa phương có tâm lý chờ đợi, không tiến hành triển khai.

Một lãnh đạo của Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài cho biết việc xử lý các trường hợp công dân không còn giấy tờ gì muốn chứng minh là người VN “khá khó khăn”. Trước khi Luật Quốc tịch ra đời đã từng tồn tại một hình thức “trung dung” là biện pháp đăng ký công dân. Biện pháp đó từng được coi là một trong những điều kiện tiên quyết trong việc đăng ký đầu tư trong nước hoặc mua nhà theo Luật Nhà ở cũ và việc đăng ký công dân không có nghĩa là sẽ được cấp hộ chiếu Việt Nam. Tuy nhiên bây giờ mọi thứ đã khác, với quy định mới, nếu chưa mất quốc tịch thì phải đăng ký. Với các trường hợp còn giữ quốc tịch và hộ chiếu VN thì đơn giản, nhưng các trường hợp không có hộ chiếu VN nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch VN thì vẫn phải chờ hướng dẫn cụ thể.

Hương Giang

- Như trên tôi đã nói, Luật Quốc tịch là luật chi tiết nên ngay trong luật đã quy định trình tự, thủ tục tương đối rõ. Do vậy, các địa phương, cơ quan có trách nhiệm không nên và không thể ngừng giải quyết, vẫn cứ tiếp nhận hồ sơ bình thường. Luật đã có quy định về giai đoạn chuyển tiếp. Những hồ sơ nhận trước ngày luật mới có hiệu lực thì vẫn được giải quyết theo trình tự cũ, hồ sơ nhận sau ngày luật có hiệu lực thì giải quyết theo trình tự mới, có thể bổ sung những giấy tờ cần thiết vào hồ sơ trong quá trình xem xét giải quyết.

Tuy các văn bản hướng dẫn luật có chậm một vài tháng nhưng thời hạn xem xét giải quyết cho bà con thuộc diện tồn đọng này dự kiến sẽ là khoảng 3 năm; cũng cần có vài tháng để địa phương tuyên truyền, khảo sát, thống kê, phân loại và hướng dẫn bà con làm hồ sơ. Do vậy, dù văn bản hướng dẫn ban hành chậm một ít ngày sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của những người trong diện được nhập quốc tịch theo thủ tục ưu tiên nêu trên.

* Thưa ông, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định, các cơ quan khi trình dự thảo luật đồng thời phải trình các văn bản hướng dẫn (nếu có) nhưng tại sao việc này không được thực hiện?

- Ngay khi trình dự thảo Luật Quốc tịch (sửa đổi) cũng đã có dự thảo nghị định hướng dẫn kèm theo. Tuy nhiên, đó thực chất mới chỉ là dự thảo sơ lược của nghị định. Hơn nữa, quá trình xây dựng luật trình ra Quốc hội trải qua rất nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những thay đổi, thậm chí là có những thay đổi rất cơ bản về nội dung, nên việc chỉnh sửa các dự thảo văn bản hướng dẫn đôi khi không theo kịp. Hiện nay mọi việc chuẩn bị cho các văn bản hướng dẫn, mẫu giấy tờ giải quyết quốc tịch... đã hoàn tất, chỉ chờ nghị định ban hành là có thể thực hiện ngay.  

Tại sao muốn giữ quốc tịch VN?

“Đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là một chế định hoàn toàn mới trong Luật Quốc tịch nhằm giải quyết tình trạng không rõ ràng về quốc tịch VN của một bộ phận người Việt định cư ở nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục có những chính sách cụ thể cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước được hưởng một số quyền như công dân ở trong nước, như miễn thị thực nhập, xuất cảnh, mua nhà ở... Đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là giải pháp cụ thể để trong một thời gian nhất định (5 năm) Nhà nước Việt Nam xác định được rõ ràng những người Việt Nam nào định cư ở nước ngoài còn muốn giữ quốc tịch Việt Nam”, ông Toàn nói.

An Nguyên (thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.