Nên vận động bầu cử qua kênh chính thống

16/04/2016 06:02 GMT+7

Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Pha, Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN, ( ảnh ) cho biết khi trả lời báo chí sáng qua (15.4).

Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Pha, Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN, (ảnh) cho biết khi trả lời báo chí sáng qua (15.4).

Ảnh: Ngọc ThắngẢnh: Ngọc Thắng
* Theo quy định, các hình thức vận động bầu cử mà các ứng viên có thể sử dụng là gì thưa ông?
- Theo quy định có hai hình thức. Thứ nhất là qua việc tiếp xúc cử tri nơi ứng cử, việc này do Ủy ban MTTQ phối hợp chính quyền cùng cấp tổ chức. Thứ hai là qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu người ứng cử tận dụng tốt 2 hình thức này thì sẽ có nhiều cử tri biết, hiểu được chương trình hành động của họ.
Sáng qua (15.4), Bộ TT-TT phối hợp Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức tập huấn kỹ năng tuyên truyền về bầu cử ĐBQH khóa 14 và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí khu vực các tỉnh phía bắc. Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, Bộ trưởng TT-TT Trương Minh Tuấn nhấn mạnh công tác thông tin báo chí góp phần rất quan trọng vào thành công của công tác bầu cử. Công tác tuyên truyền của báo chí làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức rõ mục đích, vai trò, tầm quan trọng của sự kiện chính trị này; tạo sự thống nhất, bảo đảm thực hiện thành công cuộc bầu cử; chủ động đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu, hoạt động chống phá bầu cử, chống phá chế độ, cản trở sự nghiệp đổi mới của đất nước. Trong tuyên truyền các ứng cử viên, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đề nghị các cơ quan báo chí cần tuyên truyền bình đẳng, không phân biệt người ứng cử được cơ quan, tổ chức giới thiệu với người tự ứng cử, không phân biệt giữa người có chức vụ cao với người không có chức vụ cao, nhất là ở các báo, đài địa phương.

Về hình thức vận động qua hội nghị tiếp xúc cử tri thì các địa phương đều cố gắng tối đa hóa số cử tri đến dự, tuy nhiên cũng rất khó khăn, đôi khi chỉ là vấn đề chỗ ngồi. Hội nghị nhiều lắm chỉ vài trăm người dự thôi. Mà mỗi đơn vị nhiều nhất cũng chỉ tổ chức được 5 - 7 cuộc tiếp xúc cử tri thì cũng chỉ được hơn 1.000 người đến dự để nghe người ứng cử trình bày chương trình hành động. Số lượng ấy so với tổng số cử tri không đáng kể.
Vì thế, người ứng cử nên tận dụng kênh vận động qua các phương tiện thông tin đại chúng. Theo luật quy định, người ứng cử ĐBQH sẽ trình bày chương trình hành động nếu trúng cử qua các phương tiện thông tin đại chúng nơi ứng cử và qua trang web của Hội đồng bầu cử quốc gia; ứng cử HĐND các cấp thì qua phương tiện thông tin đại chúng địa phương hoặc trang web cơ quan bầu cử địa phương, nếu có. Luật cũng quy định là các địa phương phải bảo đảm làm sao để người ứng cử trong một liên danh, kể cả người ứng cử là lãnh đạo T.Ư hay người ở cơ sở đều được bình đẳng trong việc trình bày chương trình hành động của mình, bình đẳng trong thời lượng trên báo đài...
* Người ứng cử có thể được vận động bầu cử qua mạng xã hội hay không thưa ông?
- Luật không cấm hình thức vận động, tuyên truyền trên mạng xã hội nhưng chúng ta đều hiểu việc vận động bầu cử chỉ diễn ra ở địa phương nơi ứng cử thôi. Nếu anh ứng cử ĐBQH ở vùng sâu vùng xa mà vận động qua mạng xã hội thì tôi sợ cũng ít người đọc. Xin nhắc lại là luật không cấm nhưng tôi cho rằng các ứng viên nên cố gắng tận dụng các kênh chính thống.
* Tại Hội nghị hiệp thương lần 3 đối với những người thuộc khối T.Ư ứng cử ngày 14.4, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng có nêu rõ việc phân bố các ứng viên T.Ư về ứng cử ở địa phương đảm bảo không tập trung các lãnh đạo cao cấp một chỗ; phân bố đồng đều các Ủy viên T.Ư Đảng, các lãnh đạo cấp cao. Xin ông cho biết việc phân bổ này được thực hiện như thế nào?
- Việc phân bổ có tiêu chí cụ thể và do Hội đồng bầu cử quốc gia quy định. Đúng như Phó chủ tịch QH đã nói, trừ Hà Nội và TP.HCM thì không có chuyện một tỉnh, thành phố lại có 2 Ủy viên Bộ Chính trị cùng ứng cử ở đó. Cũng sẽ không có chuyện 2 bộ trưởng hoặc 1 phó thủ tướng, 1 bộ trưởng cùng ứng cử ở một nơi. Thực ra các địa phương cũng không chịu chuyện đó. Việc phân bổ không phải của mặt trận mà thuộc quyền của Hội đồng bầu cử quốc gia.
* Có ý kiến cho rằng nhiều địa phương có nguyện vọng các lãnh đạo cấp cao về ứng cử tại địa phương mình và cũng có đồng chí ở cấp T.Ư thích về địa phương này hơn địa phương khác do cơ hội trúng cử cao hơn. Xin ông cho biết Ủy ban T.Ư MTTQ VN có cơ chế nào để giám sát đảm bảo công bằng, không xảy ra tiêu cực trong việc này hay không?
- Theo như tôi được biết, đến giờ này chỉ có các địa phương có công văn “xin” các đồng chí lãnh đạo cấp cao về ứng cử ở địa phương của mình thôi còn chưa có đồng chí lãnh đạo cấp cao nào có ý kiến muốn về chỗ này chỗ kia cho dễ trúng cử cả.
Chỉ 2/48 người tự ứng cử tại Hà Nội vào danh sách bầu đại biểu Quốc hội
Sáng 15.4, Ủy ban MTTQ TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ 3, thảo luận và thông qua danh sách ứng viên bầu ĐBQH và HĐND TP. Tính đến hết 12.4, trong tổng số 87 người ứng cử ĐBQH có 15 người nộp đơn xin rút (trong đó 1 người được giới thiệu và 14 người tự ứng cử), 29 người có tín nhiệm không đạt yêu cầu, còn lại 43 người. Qua thảo luận và biểu quyết, hội nghị đã loại 5 người và lựa chọn 38 người vào danh sách ứng cử ĐBQH.
Trong danh sách 48 người tự ứng cử, chỉ 2 người có mặt trong danh sách gồm ông Nguyễn Hữu Ninh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Trung tâm nghiên cứu, giáo dục môi trường và phát triển thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội và ông Nguyễn Anh Trí, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư.
Bà Lê Thị Kim Oanh, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ TP.Hà Nội, cho hay những người đưa vào danh sách hiệp thương thứ 2, 3 thì cơ bản đều đủ tín nhiệm, điều kiện. "Nhưng ở đây với số lượng, cơ cấu, thành phần được phân bổ chỉ có hạn nên chúng ta nói với nhau nôm na là "so bó đũa, chọn cột cờ" chứ không phải những người đó không đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, đạo đức, uy tín, trách nhiệm. Có những người tín nhiệm rất cao nhưng còn phải xem xét họ có đại diện, sức lan tỏa cho số đông trong xã hội hay không, giúp cho phát triển thủ đô, đất nước hay không khi đứng ở vị trí, cương vị, lĩnh vực, ngành nghề người ta tham gia hoạt động", bà Oanh nói.
Cùng ngày, Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND TP cũng đã thống nhất lựa chọn 179 người vào danh sách ứng cử.
Mai Hà

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.