Nghĩa vụ trích xuất dữ liệu điều tra tội phạm

29/10/2018 08:49 GMT+7

Tại TP.HCM, nhiều cơ quan trang bị hệ thống camera và quy định trách nhiệm trích xuất dữ liệu khi cần hỗ trợ liên quan đến công tác quản lý nhà nước, điều tra tội phạm...

[VIDEO] Cận cảnh thủ đoạn trộm cắp "nhanh như điện" của dân đá xế
Trên địa bàn TP.HCM có hơn 600 camera vừa giám sát giao thông, vừa giám sát tình hình an ninh trật tự; dữ liệu được truyền về Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn (thuộc Sở GTVT) và được chia sẻ về Trung tâm kiểm soát an ninh qua camera của Công an TP.HCM, một số quận, huyện trên địa bàn.
Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT), cho biết quy định quản lý dữ liệu từ hệ thống camera này phục vụ công tác quản lý nhà nước, hỗ trợ điều phối giao thông và cung cấp ngay cho cơ quan điều tra, xác minh sự cố khi có yêu cầu.
“Rất nhiều giao lộ đều có gắn camera. Ví như có nhà dân bị mất trộm, khi cần truy xuất hình ảnh để hỗ trợ truy tìm thủ phạm, họ phải trình báo công an và công an sẽ đứng ra yêu cầu truy xuất dữ liệu. Nếu người dân chủ động yêu cầu cung cấp riêng, thì sẽ không được đáp ứng, bởi ai cũng có thể đưa ra yêu cầu thì cơ quan quản lý không thể nào đủ sức giải quyết hết được”, ông Đường nói thêm.
[VIDEO] Khoảnh khắc quản lý quán phở bắt gọn tên trộm xe máy được camera an ninh ghi lại
Nếu thu giữ camera thì phải niêm phong có chữ ký của người quản lý camera, điều tra viên, người làm chứng, nhân viên kỹ thuật tham gia… tránh trường hợp hình ảnh, âm thanh bị chỉnh sửa, cắt xén để đảm bảo tính pháp lý theo quy định pháp luật
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng phòng Tham mưu kiêm người phát ngôn Công an TP.HCM
Trên thực tế, hàng loạt vụ án trộm cắp, cướp giật tài sản cho đến trọng án được khám phá nhờ dữ liệu hình ảnh camera mà người dân cung cấp. Theo lãnh đạo Công an Q.5 (TP.HCM), theo quy định, tất cả công dân đều phải có nghĩa vụ trích xuất camera để phục vụ cho công tác điều tra của cơ quan công an khi có yêu cầu.
Tuy nhiên, khi có vụ việc xảy ra như mất tài sản, cướp giật, giết người…, người dân phải trình báo công an phường để công an phường giải quyết vụ việc theo đúng quy định pháp luật, chứ không thể tự đưa ra yêu cầu bên liên quan cung cấp dữ liệu camera.
Liên quan đến việc người dân chủ động cung cấp hình ảnh tội phạm gây án, đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng phòng Tham mưu kiêm người phát ngôn Công an TP.HCM, cho biết hình ảnh trích xuất từ camera cũng được xem là một trong những hình thức của tin tố giác tội phạm.
Người dân có thể mang đến công an phường, xã cung cấp theo thủ tục tố giác tội phạm; và cơ quan công an có chế độ bảo vệ, giữ bí mật nguồn tin cho người cung cấp.
[VIDEO] Trộm xe máy Exciter trong 2 phút tại nhà trọ giữa ban ngày
“Nếu thu giữ camera thì phải niêm phong có chữ ký của người quản lý camera, điều tra viên, người làm chứng, nhân viên kỹ thuật tham gia… tránh trường hợp hình ảnh, âm thanh bị chỉnh sửa, cắt xén để đảm bảo tính pháp lý theo quy định pháp luật. Khi sao chép, cơ quan chức năng chỉ sao chép hình ảnh liên quan đến vụ án; không thu giữ, sao chép nội dung không liên quan đến vụ án để đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, gia đình... Đặc biệt, danh tính người cung cấp sẽ được giữ bí mật, nếu trường hợp cần thiết thì có chế độ bảo vệ người tố giác”, một lãnh đạo của Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho biết thêm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.