Nội dung của clip là một nữ sinh bị 4 nữ sinh khác bịt mặt xông vào đấm đá túi bụi và dùng mũ cối, nón bảo hiểm đánh vào đầu, mặt, đồng thời buông lời lẽ thô tục, hăm dọa.
Nữ sinh bị đánh chỉ biết “chịu đòn”, dù đã ngã bệt xuống đường nhưng nhóm nữ sinh kia vẫn lao tới giật tóc, đạp lên đầu, lên mặt nạn nhân rồi cười, nói hả hê như không có chuyện gì xảy ra.
Danh tính của người bị đánh được xác định là Nguyễn Thị Nga, học lớp 12A5 học Trường THPT Can Lộc (H.Can Lộc, Hà Tĩnh), 1 trong 3 học sinh đánh bạn là học sinh của trường.
Sau khi bị đánh, em Nga bị chấn thương ở vùng đầu, lưng, được gia đình đưa vào cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện đa khoa H.Đức Thọ, Hà Tĩnh.
tin liên quan
Clip 'Nữ sinh Tiền Giang đánh bạn': Đàn chị 'cạch' nhau, đàn em cấm can thiệpTường trình vì sao lúc Q.G đánh K.N có rất nhiều học sinh khác chứng kiến nhưng không ai can thiệp, các nữ sinh giải thích: Theo 'luật' thì đàn chị “cạch” nhau, đàn em không được can thiệp.
Trường kỉ luật "nhẹ hều"
Câu chuyện "giang hồ học đường" khiến nhiều bạn đọc Thanh Niên bức xúc.
Bạn Trần Quang Dinh nêu ý kiến: “Đánh lộn trong nhà trường hiện nay chủ yếu là nữ. Bạo lực học đường không thuyên giảm, nguyên nhân chính là do bắt chước phim ảnh, và do nên giáo dục từ gia đình, nhà trường. Thời gian gần đây xảy ra liên tục nhưng chẳng thấy cơ quan chức năng xử lý”.
Bạn Quốc Việt nói thêm:“Luật pháp cần phải mạnh tay hơn với những học sinh này, dùng mũ bảo hiểm để đánh bạn cũng là hung khí có thể gây sát thương. 4 người mà đánh 1, còn dùng hung khí nữa thì có thể ghép vào tội giết người. Những năm gần đây đã xảy ra quá nhiều vụ nữ sinh đánh hội đồng nhau, nếu chỉ xử lý kỷ luật hay hạ hạnh kiểm thì không đủ sức răn đe và tình trạng này có nguy cơ diễn ra nhiều hơn”.
Bạn Tấn Hữu cũng nhấn mạnh: “Thường những vụ đánh hội đồng của học sinh chỉ bị kỷ luật là hạ hạnh kiểm, cho nghỉ học môt tuần nên chẳng có tính răn đe. Nếu đủ tuổi thì phải xử lý vi phạm pháp luật, không nên xử lý nhẹ tay mà việc xấu này vẫn cứ tiếp diễn hoài. Lỗi do pháp luật xử không nghiêm mà ra”.
Bạn Thanh (ngụ Đồng Tháp) nêu quan điểm: “Nhà nước nên bổ sung qui định phạt tiền gấp 10 lần tỉ lệ thương tật và viện phí cho người bị hại để nâng tính răn đe. Gia đình những học sinh đánh bạn phải chịu tránh nhiệm bồi thường cho nạn nhân. Nếu chỉ phạt kỷ luật bằng hạ hạnh kiểm hay lưu ban thì không có tác dụng gì, có khi còn khiến những học sinh này hả hê vì không phải đi học”.
tin liên quan
Nữ sinh Huế bị đánh hội đồng trước cổng trườngNữ sinh bị đánh ngã bệt xuống đường ngay trước cổng trường, nhưng 5 - 6 nữ sinh khác vẫn tiếp tục xúm vào giật tóc, đấm đá túi bụi.
Đánh bạn, cẩn thận mang tội giết người
Theo LS Nguyễn Thạch Thảo (thuộc Đoàn LS TP.HCM), xét về góc độ đạo đức xã hội thì vấn đề bạo lực học đường trong thời gian qua đã không có dấu hiệu giảm đi. Câu chuyện này đã đáng báo động, gây nên sự hoang mang, lo lắng và sợ hãi cho tất cả các em học sinh từng là nạn nhân của các cuộc bạo hành và các em học sinh còn lại.
“Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý của các em. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng sẽ lo lắng về con em mình có phải là nạn nhân của các cuộc hành hạ tập thể như thế không? Điều này đặt ra cho tất cả chúng ta câu hỏi tại sao lại như vậy? Câu hỏi này rất cần sự quan tâm đặc biệt của những người đang công tác trong ngành giáo dục", LS Thảo nhấn mạnh.
LS Thảo nhận định: Về góc độ pháp lý thì đối với hành vi này chúng ta nên có các biện pháp chế tài nghiêm khắc. Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu hành vi đó chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì nhà trường sẽ có những biện pháp xử lý các em học sinh vi phạm. Còn nếu hành vi đó gây thương tích cho nạn nhân thì tùy theo mức độ, các đối tượng này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích nếu nạn nhân bị thương hoặc tội giết người nếu nạn nhân chết.
Tuy nhiên, chúng ta đều biết quy định của pháp luật là để nghiêm trị các hành vi cố tình vi phạm. Nhưng trên hết, các nhà chức trách phải tìm ra được nguyên nhân để hạn chế và ngăn ngừa nó một cách triệt để. Đó mới là vấn đề hết sức quan trọng trong việc đấu tranh và ngăn ngừa các hành vi bạo lực học đường trong xã hội ngày nay.
Bình luận (0)