Phát huy truyền thống báo chí cách mạng trên mặt trận tư tưởng

18/06/2015 06:06 GMT+7

Ngày 17.6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp mặt thân mật đại diện các cơ quan báo chí cả nước nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí cách mạng VN (21.6.1925 - 21.6.2015). Dự cuộc gặp mặt có các nhà báo lão thành, đại diện Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo VN cùng các tổng giám đốc, tổng biên tập của nhiều cơ quan báo chí lớn trong cả nước.

Ngày 17.6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp mặt thân mật đại diện các cơ quan báo chí cả nước nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí cách mạng VN (21.6.1925 - 21.6.2015). Dự cuộc gặp mặt có các nhà báo lão thành, đại diện Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo VN cùng các tổng giám đốc, tổng biên tập của nhiều cơ quan báo chí lớn trong cả nước.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt thân mật đoàn đại biểu Hội Nhà báo VNChủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt thân mật đoàn đại biểu Hội Nhà báo VN - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng Hội Nhà báo VN bó hoa tươi thắm cùng những lời chúc mừng tốt đẹp đến những người làm báo cả nước. Chủ tịch nước nhấn mạnh: Báo chí cách mạng VN do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Trong suốt 90 năm qua, đội ngũ những người làm báo VN đã không ngừng lớn mạnh và luôn đồng hành cùng dân tộc, thể hiện rõ vai trò xung kích đi đầu của người làm báo cách mạng, nhất là ở những giai đoạn bước ngoặt quan trọng của đất nước. Chủ tịch nước mong muốn những người làm báo cách mạng trong thời gian tới cần tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng trên mặt trận tư tưởng, luôn hoàn thành trọng trách được Đảng, Nhà nước giao phó, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Báo chí và những người làm báo cần phát huy bản lĩnh cách mạng, đưa thông tin nhanh chóng, kịp thời đến toàn thể xã hội; giúp lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiểu và nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước.

Tại cuộc gặp, nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn về sự sa sút bản lĩnh chính trị, xuống cấp về đạo đức, trách nhiệm công dân của một bộ phận người làm báo; mong muốn Đảng, Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn nữa để báo chí hoạt động. Nhiều đại biểu cũng đề cập tới tình trạng khó khăn, khủng hoảng của các loại hình báo chí truyền thống trước sự phát triển mạnh mẽ của báo chí điện tử, đa phương tiện, đặc biệt là sự lấn lướt, phát triển ồ ạt của mạng xã hội, gây nhiễu thông tin...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.