Phát triển án lệ trở thành nhu cầu của thẩm phán, người dân

Phan Thương
Phan Thương
18/09/2018 08:26 GMT+7

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình mong muốn trong tương lai, án lệ phát triển không phải vì lời kêu gọi của chánh án mà đó trở thành nhu cầu của thẩm phán, người dân.

Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện công tác phát triển án lệ và lấy ý kiến đối với các dự thảo án lệ, do TAND tối cao tổ chức tại TP.HCM ngày 17.9, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình mong muốn trong tương lai, án lệ phát triển không phải vì lời kêu gọi của chánh án mà đó trở thành nhu cầu của thẩm phán, người dân.
Trước đó, đại diện Vụ Pháp chế và quản lý khoa học TAND tối cao cho biết, sau 3 năm thực hiện án lệ thì Việt Nam có 16 án lệ và có 192 bản án áp dụng án lệ.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cho thấy các từ ngữ trong quy định hiện hành không rõ ràng, dẫn đến cách áp dụng không thống nhất giữa các thẩm phán, rằng án lệ chỉ mang tính chất “tham khảo” hay “bắt buộc”.
Tại hội nghị, PGS-TS Đỗ Văn Đại (giảng viên Đại học Luật TP.HCM) kiến nghị luật nên định hướng rõ phải bắt buộc áp dụng án lệ thông qua các quy định về chế tài trách nhiệm nếu không áp dụng hoặc tòa án cấp trên phải hủy án tòa án cấp dưới vì việc không áp dụng.
Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung phân tích về 20 bản án được lựa chọn để phát triển thành tập án lệ thứ 2; trong đó có quyết định giám đốc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM liên quan đến bị án Nguyễn Khắc Thủy (Bà Rịa-Vũng Tàu) phạm tội “dâm ô trẻ em”... 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.