Sai phạm nghiêm trọng của nhiều công ty con thuộc Tổng công ty Sông Đà

26/02/2016 05:23 GMT+7

Theo kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng, nhiều công ty con thuộc Tổng công ty Sông Đà bị phát hiện không ít sai phạm khi thực hiện thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa, quản lý, sử dụng vốn, tài sản.

Theo kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng, nhiều công ty con thuộc Tổng công ty Sông Đà bị phát hiện không ít sai phạm khi thực hiện thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa, quản lý, sử dụng vốn, tài sản.

Dự án nhà ở xã hội tại 143 Trần Phú lộ nhiều sai phạm - Ảnh: Ngọc ThắngDự án nhà ở xã hội tại 143 Trần Phú lộ nhiều sai phạm - Ảnh: Ngọc Thắng
Cụ thể, tại Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà (SDU) tồn tại khoản tiền ghi là “tạm ứng cá nhân” chưa được quyết toán lên đến hơn 12,9 tỉ đồng. Tại dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú, Q.Hà Đông (Hà Nội) do SDU triển khai, dự toán tính thêm chi phí vận chuyển lên cao đối với gạch xây, vữa xây không phù hợp định mức của quy định pháp luật, dẫn đến tăng sai số tiền hơn 1,6 tỉ đồng; trong việc lắp đặt ống cấp nước lạnh cũng tính thêm chênh lệch khiến tăng vốn đến hơn 536 triệu đồng.
Thanh tra yêu cầu SDU phải giảm trừ dự toán số tiền hơn 2,1 tỉ đồng và tiếp tục nộp về ngân sách nhà nước số tiền nợ thuế của năm 2014 là trên 14,3 tỉ đồng. Riêng cá nhân ông Hoàng Văn Anh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc SDU bị phát hiện trong năm 2014 đã ký ban hành 38 nghị quyết nhưng không có sự tán thành của đa số thành viên HĐQT công ty.
Tại Công ty CP đầu tư phát triển Sông Đà (IDC), Thanh tra yêu cầu phải quyết toán số tiền hơn 5,6 tỉ đồng tạm ứng cá nhân đã tồn tại nhiều năm; đồng thời có phương án thu hồi hơn 4,3 tỉ đồng đầu tư vào Công ty CP Sông Đà Ban Mê hiện đang làm thủ tục phá sản. Công ty TNHH MTV hạ tầng Sông Đà cũng bị yêu cầu cơ cấu lại vốn đầu tư không hiệu quả tại 4 đơn vị với số tiền hơn 18,5 tỉ đồng.
Đáng chú ý, nhiều công ty thủy điện trực thuộc cũng bị Thanh tra Bộ Xây dựng phát hiện làm ăn bê bối. Cụ thể, Công ty thủy điện Nậm Chiến (H.Mường La, Sơn La) nợ quá hạn khoản vốn vay ODA hơn 179,4 tỉ đồng để nhập máy móc thiết bị. Tổng mức đầu tư điều chỉnh áp sai đơn giá máy, đơn giá bê tông... dẫn đến tăng tổng mức đầu tư lên hơn 144,5 tỉ đồng. Công ty này cũng bị phát hiện không thực hiện một số văn bản của Thủ tướng dẫn đến chi phí đầu tư sai tăng số tiền hơn 47 tỉ đồng. Tại Công ty CP điện Việt Lào, Thanh tra phát hiện nợ quá hạn 6 đơn vị khác với số tiền hơn 372,4 tỉ đồng. Còn tại Công ty thủy điện Nậm He (H.Mường Trà, Điện Biên) thực hiện dự án thủy điện Nậm He đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng từ tháng 6.2014, tuy nhiên sau 12 tháng dự án vẫn chưa quyết toán...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.