'Đại án' Phạm Công Danh: Luật sư đề nghị 'giải mã' tài liệu mật

19/07/2016 09:33 GMT+7

Sáng nay (19.7), bị cáo Phạm Công Danh cùng các bị cáo khác được dẫn giải vào trụ sở TAND TP.HCM để phục vụ phiên tòa xét xử vụ án "cố ý làm trái..." và "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của cac tổ chức tín dụng".


tin liên quan

Phạm Công Danh và ‘những cánh tay đắc lực’
Theo chỉ đạo của Phạm Công Danh, nhiều lãnh đạo, cán bộ nhân viên của VNCB, cùng lãnh đạo của 14 công ty là “những cánh tay đắc lực” giúp ông Danh rút hàng nghìn tỉ đồng của VNCB.
[16 giờ 25] Sau khi kết thúc phần thẩm tra lý lịch, HĐXX tuyên bố dừng phiên tòa. Ngày mai (20.7), phiên xử tiếp tục với phần xét hỏi.
Bị cáo Phạm Công Danh sau phiên tòa ngày 19.7
[16 giờ 18] Theo Viện KSND, việc tách vụ án “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” của Phạm Công Danh và các đồng phạm trong việc rút trên 6.000 tỉ đồng của VNCB, đem gửi tại 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) rồi dùng số tiền này bảo lãnh cho 29 công ty do Danh lập nên và nhập vào vụ “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; tách vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” của 4 bị can nguyên là thành viên Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại VNCB gồm: Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân, Ngô Văn Thanh và các cá nhân có liên quan để tiếp tục điều tra không ảnh hưởng đến ̉̉quyền lợi cho bị cáo Danh. Viện KSND đề nghị HĐXX không chấp nhận đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung của một số LS.
[16 giờ 15] Chủ tọa thông báo đã gửi văn bản qua Liên đoàn LS VN không cho phép một LS nào vắng mặt tại các phiên xử để vụ án được diễn ra bình thường.
[16 giờ 13] Trước ý kiến của các LS, đại diện Viện KSND TP.HCM cho biết, sẽ tiếp tục triệu tập những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án để làm rõ sự thật khách quan.
[15 giờ 45] Riêng bị cáo Danh có 4 LS tham gia bào chữa. Ngoài ra, LS Hoài cũng đề nghị HĐXX lập biên bản về giao nhận và giải mật những tài liệu định giá tài sản trong tố tụng hình sự. Theo LS Hoài những tài liệu này được thu thập theo quy định tố tụng, phục vụ xét xử công khai thì không thể đóng dấu mật. 
[15 giờ 33] LS Phan Trung Hoài, bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh đề nghị HĐXX tiếp tục triệu tập những người vắng mặt trong số 156 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vì những người này làm ảnh hưởng đến sự thật khách quan của vụ án.
[15 giờ 28] Đại diện Viện KSND TP.HCM đề nghị HĐXX tiếp tục triệu tập những người có quyền và nghĩa vụ liên quan vắng mặt. Tòa cho biết, trong quá trình xét xử sẽ tiếp tục triệu tập những ngày này và có công bố sau, vào từng giai đoạn xét xử vụ án.
[15 giờ 18] Chủ tọa phiên tòa kết thúc phần thẩm tra lý lịch và thông báo có 45 luật sư (LS) tham gia phiên tòa. Trong đó, có 32 LS bào chữa cho bị cáo, 13 LS bảo vệ quyền lợi cho những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
[14 giờ 47] Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, nữ Giám đốc Tân Hiệp Phát, bà Trần Ngọc Bích có mặt theo giấy triệu tập của tòa. Ngoài ra, cha bà Bích ông Trần Quý Thanh - Chủ tịch tập đoàn Tân Hiệp Phát không xuất hiện tại tòa mà ủy quyền cho người khác đại diện tham gia phiên xử.
[14 giờ 20] Phiên xét xử buổi chiều tiếp tục với phần thẩm tra sự có mặt của 158 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được HĐXX triệu tập đến tòa.
[11 giờ 30] Phiên tòa tạm dừng nghỉ trưa. Dự kiến chiều nay, 14 giờ, phiên tòa tiếp tục.
[11 giờ 6] Phiên tòa tiếp tục. Chủ tọa thẩm tra đại diện của các tổ chức, cá nhân được triệu tập với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: đại diện Ngân hàng Nhà nước VN, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự TP.Đà Nẵng, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự Quảng Nam, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Quảng Ngãi, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự TP.HCM, tỉnh Bình Dương, Ngân hàng Sacombank...
Ngoài ra còn có đại diện Công ty CP nhà Quốc Cường, Công ty TNHH nhà Hưng Thịnh...
Bà Nguyễn Thị Như Loan và con trai Nguyễn Quốc Cường không ra tòa, ủy quyền cho cấp dưới ra tòa thay.
[10 giờ 29] Sau khi thẩm tra lý lịch 36 bị cáo, HĐXX tạm dừng để nghỉ giải lao.
Tòa thẩm tra lý lịch của các bị cáo

Vụ án dự kiến sẽ được xét xử trong khoảng 1 tháng.
Ông Phạm Công Danh - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng VN (gọi tắt VNCB), nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh (gọi tắt Tập đoàn Thiên Thanh) cùng 35 bị cáo khác bị đưa ra xét xử vì hành vi đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỉ đồng.
Trong phần thủ tục phiên tòa thư ký phiên tòa thông báo 36 bị cáo và 45 luật sư tham gia phiên tòa đều có mặt đầy đủ; 98/156 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có mặt.
Theo cáo trạng, TrustBank (sau này đổi tên là VNCB) do nhóm cổ đông Phú Mỹ, bà Hứa Thị Phấn làm đại diện bị Ngân hàng Nhà nước thanh tra, kết luận thực trạng tài chính của TrustBank rất xấu, vốn chủ sở hữu bị âm, lỗ lũy kế trên 6.000 tỉ đồng.
Trên cơ sở kết quả thanh tra, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu TrustBank (ngày 6.9.2012), cho phép nhóm cổ đông Phú Mỹ chuyển nhượng cổ phần cho nhóm cổ đông mới là nhóm Thiên Thanh, đại diện là Phạm Công Danh.
Thời điểm này, ngân hàng VNCB đang bị đặt vào tình trạng kiểm soát, mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỉ đồng trở lên đều phải có ý kiến của Tổ giám sát - Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, bằng việc lợi dụng nắm quyền chi phối và ở vị trí là Chủ tịch HĐQT VNCB, Danh đã chỉ đạo HĐQT, Ban Điều hành và Ban Kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và các chi nhánh VNCB thực hiện các hồ sơ khống để vay tiền, rút tiền của VNCB.
Các bị cáo trong vụ "đại án" Đào Ngọc Thạch
Cụ thể, bị cáo Danh và một số bị cáo có hành vi cố ý làm trái trong việc lập hồ sơ khống thực hiện Đề án nâng cấp hệ thống Corebanking, rút của VNCB 63,276 tỉ đồng; hành vi cô ý lập khống hợp đồng thuê mặt bằng tại số 268 Tô Hiến Thành, rút 201,6 tỉ đồng và lập khống hợp đồng thuê trụ sở tại 816 Sư Vạn Hạnh, rút 400 tỉ đồng; rút 5.490 tỉ đồng từ VNCB nhưng chứng từ không có chữ ký của chủ tài khoản, không có hồ sơ vay; Danh đồng phạm với 14 công ty, cho vay 5.000 tỉ đồng nhưng không có khả năng thu hồi hơn 2.000 tỉ đồng; hành vi cố ý làm trái của Danh và đồng phạm trong việc rút 903 tỉ đồng từ VNCB dưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh thông qua Công ty Cổ phần quản lý Quỹ Lộc Việt.
Bị cáo Phạm Công Danh được dẫn giải đến tòa từ rất sớm Đào Ngọc Thạch
Số tiền trên 9.000 tỉ đồng rút từ VNCB, Danh khai dùng để chi chăm sóc khách hàng, trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh và chi một số khoản chi khác Danh không liệt kê được.
Hiện, Chủ tọa Phạm Lương Toản đang thẩm tra lý lịch đối với 36 bị cáo.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.