Đó là câu chuyện mà ông Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng Singapore, từng chia sẻ, được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kể lại khi thảo luận tại tổ Cần Thơ sáng 14.11, về dự thảo Nghị quyết cơ chế đặc thù cho TP.HCM.
Theo chủ tịch Quốc hội, theo dõi quá trình phát triển của TP.HCM nói chung và về ngân sách nói riêng những năm gần đây thì thành phố (TP) đang phát triển chậm lại, cũng một phần ảnh hưởng từ khoản điều tiết về T.Ư phải tăng thêm 5% (từ 77% lên 82%). Việc TP lớn nhất về đóng góp GDP, thu ngân sách chậm lại thì đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến cả nước. "Bởi vì đã làm đầu tàu mà đi chậm thì các toa sau cũng bị chậm", Chủ tịch Quốc hội nói.
Do đó, theo bà Kim Ngân, việc quy định chính sách đặc thù không nên nhìn nhận ở góc độ là chỉ riêng cho TP mà phải cho cả nước. "Cần nhận thức ở góc độ đó mới thoát ra được. Vì đóng góp 1% GPD của thành phố lớn lắm. Ngân sách cũng thế, nếu TP thu được 1 đồng thì T.Ư được hưởng đến 82% cơ mà", Chủ tịch Quốc hội phân tích.
Từ cách tiếp cận như vậy, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh bà không đồng tình với nội dung "ngân sách T.Ư sẽ không bổ sung khoản 18.800 tỉ đồng từ nguồn thu cổ phần hóa để thực hiện các dự án này như dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020". Bà Kim Ngân nhấn mạnh: "Khoản này đã được ghi trong kế hoạch trung hạn chứ không phải cho thêm. Đừng vì mới trình ra cơ chế đặc thù, chưa biết thu được bao nhiêu mà đã lấy lại khoản này. Như thế thì hẹp hòi quá".
tin liên quan
Vì sao TP.HCM cần có cơ chế, chính sách đặc thù? Để chủ động giải quyết hạ tầng kinh tế - xã hộiCác bức xúc, vấn nạn ở TP.HCM như kẹt xe, ngập nước... mà người dân gặp phải có thể sẽ được giải quyết chủ động hơn khi TP.HCM có cơ chế, chính sách đặc thù.
Bình luận (0)