Xử lý vi phạm hành chính còn hạn chế

13/06/2015 06:43 GMT+7

Ngày 12.6, tại TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), Cục Công tác phía nam (Bộ Tư pháp) tổ chức tọa đàm Đánh giá thực tiễn thi hành luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ngày 12.6, tại TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), Cục Công tác phía nam (Bộ Tư pháp) tổ chức tọa đàm Đánh giá thực tiễn thi hành luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) và các văn bản hướng dẫn thi hành.

CSGT lập biên bản người vi phạm luật giao thông đường bộ - Ảnh minh họa: Đàm Huy
Bà Huỳnh Thị Lệ Thủy, Phó cục trưởng Cục Công tác phía nam, nhận xét sau 2 năm thi hành luật (có hiệu lực từ 1.7.2013), các địa phương đã đạt được những kết quả tích cực, số vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý của 16 tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2015 hơn 850.000 vụ, với tổng số tiền phạt gần 800 tỉ đồng.
Tuy nhiên, bà Thủy cho rằng quá trình triển khai thực hiện một số quy định cụ thể đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc nhất định. Cụ thể, luật XLVPHC có nhiều quy định phức tạp, các địa phương còn lúng túng trong quá trình triển khai; công tác phối hợp giữa các cơ quan chưa đồng bộ; chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục...
Như tỉnh Ninh Thuận 6 tháng đầu năm 2015 không có trường hợp vi phạm nào phải áp dụng các biện pháp XLVPHC; tỉnh An Giang đã xử phạt vi phạm hành chính 432 người sử dụng ma túy trái phép và đưa vào hồ sơ quản lý nhưng chưa thể áp dụng các biện pháp XLVPHC giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định vì chưa có sự thống nhất của các ngành trong triển khai thực hiện...
Liên quan đến các biện pháp XLVPHC do tòa án quyết định, các đại biểu đại diện sở tư pháp các tỉnh thừa nhận đang gặp khó khăn, số lượng hồ sơ đề nghị tòa áp dụng biện pháp XLVPHC còn thấp, nhiều địa phương như Bến Tre, Bình Thuận... dù đã tiến hành lập hồ sơ đề nghị tòa án áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với các đối tượng theo quy định nhưng các TAND các cấp vẫn còn e dè trong việc ra quyết định áp dụng do các bên chưa thống nhất trong khâu thiết lập hồ sơ.
Bà Lê Thị Kim Liên, Trưởng phòng Theo dõi thi hành pháp luật (Sở Tư pháp TP.HCM), cho biết TP.HCM đã đưa 4.000 con nghiện vào cơ sở xã hội để cai nghiện bắt buộc, trong đó hơn một nửa đã có phán quyết của tòa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.