Thu hồi các sản phẩm thực phẩm có chứa chất cấm

28/05/2020 18:14 GMT+7

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, đã nhận được thông tin cảnh báo từ Singapore và Brunei về việc thu hồi các sản phẩm thực phẩm có chứa chất cấm.

Theo Cục An toàn thực phẩm, Cơ quan Khoa học Y tế Singapore (HSA) và Bộ Y tế Brunei thông báo về việc phát hiện các chất cấm có trong một số loại thực phẩm bán tại Singapore và Brunei.
Trước thông tin trên, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm có tên nêu trên và báo với cơ quan chức năng gần nhất nếu phát hiện tổ chức, cá nhân có bán các sản phẩm này. Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về cảnh báo này.
Tại Việt Nam, Cục An toàn thực phẩm đã tiến hành rà soát, và xác nhận, từ tháng 9.2014 đến nay, các sản phẩm trên chưa được cấp công bố tại Cục này.
Các sản phẩm thực phẩm bị cảnh báo do có chứa các hoạt chất tân dược, như: Diclofenac (là thuốc kháng viêm tác dụng giảm đau); Dexamethasone (thuốc dùng để điều trị những bệnh như: thấp khớp; Sibutramine (giảm thèm ăn); Sildenafi, Tadalafil (các hoạt chất điều trị rối loạn cương)…
Đáng lưu ý, Dexamethasone thuộc nhóm thuốc corticosteroid (glucocorticoid). Khi dùng Corticoid (Corticosteroid), người bệnh cần cẩn trọng vì thuốc có thể gây một số tác dụng phụ đương tiêu hóa (dạ dà, tụỵ); Rối loạn chuyến hóa (tăng đường máu hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường, tăng lipid máu; tăng nguy cơ nhiễm trùng…); gây tăng huyết áp do giữ natri và nước; gây loãng xương khi sử dụng trong thời gian dài.
Sibutramine gây cảm giác không muốn, mệt mỏi, uể oải.
Sildenafi, Tadalafil hoạt chất điều trị rối loạn cương, có thể ảnh hưởng đến tim mạch.
Theo Cục An toàn thực phẩm, các chất trên là hoạt chất của thuốc kê đơn, phải được kiểm soát liều dùng chặt chẽ, không được sử dụng trong sản xuất thực phẩm.

Tiếp nhận thông tin cảnh báo quốc tế

“Với cảnh báo trên, người tiêu dùng cẩn trọng khi mua sản phẩm thực phẩm qua mạng nếu sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không được bố chất lượng tại Việt Nam; cẩn trọng khi mua hàng xách tay khi các sản phẩm không được công bố chất lượng, không có cơ quan, đơn vị pháp lý chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm”, đại diện Cục An toàn thực phẩm lưu ý.
Tại VN, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) là Cơ quan đầu mối quốc gia của mạng lưới an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN) trong ứng phó với sự kiện y tế công cộng liên quan tới an toàn thực phẩm. Cục An toàn thực phẩm đã có kết nối qua mạng internet tiếp nhận nhanh chóng kịp thời các cảnh báo về sự cố an toàn thực phẩm bên ngoài quốc gia thông quan INFOSAN.
Các năm gần đây, sự cố về sữa nhiễm khuẩn, thực phẩm nghi ngờ ô nhiễm vi sinh, nghi chứa dị vật, nghi chứa chất cấm… tại nước ngoài đều được Cục tiếp nhận và thông tin kịp thời đến người tiêu dùng và cơ quan truyền thông trong nước. Các sản phẩm được cảnh báo không ATTP nhập khẩu vào VN cũng được thông báo cụ thể, chính xác về nhãn hiệu, lô hàng… để người dùng trong nước tránh sử dụng.
Đồng thời, thông tin cảnh báo các sản phẩm thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe của VN vi phạm chất lượng bị thu hồi tại nước ngoài cũng được Cục An toàn thực phẩm tiếp nhận từ đó tiến hành xác minh, xử lý.
Trong năm 2019, Cục An toàn thực phẩm đã tiếp nhận cảnh báo từ Singapore về sản phẩm trà giảm cân có chứa chất cấm, trên nhãn sản phẩm ghi sản xuất tại Việt Nam. Ngay khi tiếp nhận thông tin, Cục đã khẩn trương xác minh, xử lý vi phạm.
Các cơ quan quản lý trong nước cũng đã thiết lập hệ thống báo cáo, trao đổi, tiếp nhận thông tin về các sản phẩm thực phẩm vi phạm chất lượng trong và ngoài nước, đăng tải công khai để người dân tham gia giám sát, phản ánh về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.